Kiến thức y học

Stress, cẳng thẳng tác động tiêu cực tới toàn bộ cơ thể (phần 2)

Cập nhật lúc: 11:06:09 SA - 27/04/2024

Stress, căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể bao gồm hệ tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sinh sản. Cơ thể chúng ta được thiết lập sẵn một chế độ phòng thủ căng thẳng ở mức thấp, căng thẳng mạn tính có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.

 



 

Stress, căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể bao gồm hệ tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sinh sản.

Cơ thể chúng ta được thiết lập sẵn một chế độ phòng thủ để đối phó với sự căng thẳng ở mức độ thấp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng mạn tính có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.  

Những tác hại của stress, căng thẳng tác động tiêu cực tới sức khỏe tổng thể gồm:

 

Căng thẳng tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa

Hệ thống đường ruột có hàng trăm hàng triệu tế bào thần kinh có thể hoạt động độc lập và kết nối thường xuyên với hệ thần kinh, não bộ. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự truyền dẫn thông tin giữa não bộ và đường ruột, gây ra các cảm giác khó chịu như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đường ruột cũng là nơi sinh sống của hàng triệu hại khuẩn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, khả năng suy nghĩ cũng như tâm trạng, cảm xúc.

 

Căng thẳng có liên quan đến sự thay đổi số lượng vi khuẩn đường ruột, từ đó ảnh hưởng hệ thống thần kinh dẫn truyền đến não bộ và ngược lại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa.

 

Khi căng thẳng, chúng ta có xu hướng ăn uống nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường. Sự thay đổi trong thói quen ăn uống bao gồm thay đổi cả thói quen chọn lựa thực phẩm, thèm các loại thực phẩm béo ngọt, uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá… gây áp lực cho hệ tiêu hóa, xuất hiện chứng ợ chua hoặc trào ngược dạ dày.

 

Căng thẳng có thể dẫn đến kiệt sức, tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau, khiến cơ đau xuất hiện thường xuyên hơn. Một trường hợp hiếm gặp là tình trạng co thắt thực quản do căng thẳng quá mức rất dễ nhầm lẫn với cơn đau tim.

 

Căng thẳng làm cho việc nuốt thức ăn cũng trở nên khó khăn, làm tăng lượng không khí đưa vào cơ thể, tăng tình trạng ợ hơi, chướng bụng và đầy hơi.

 

  

Stress, căng thẳng gây ra các vấn đề về tiêu hóa

 

Buồn nôn, nôn có thể xảy ra nếu căng thẳng ở mức nghiêm trọng. Chế độ ăn uống thất thường có thể khiến tâm trạng của một người xấu đi. Trái với suy nghĩ của nhiều người, căng thẳng không làm tăng sản xuất axít trong dạ dày và cũng không gây viêm loét dạ dày. Khi bị căng thẳng, vết loét có thể khó chịu hơn do sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột.

 

Căng thẳng tác động đến đường ruột

Căng thẳng làm tăng cảm giác đau, đầy hơi hoặc khó chịu ở đường ruột. Ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển, nghiền nát, phân loại thức ăn trong cơ thể có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón. Căng thẳng còn gây ra co thắt cơ ở đường ruột, cơn đau thượng vị hoặc hạ vị tùy mức độ căng thẳng.

 

Căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến cơ thể suy kiệt vì thiếu dưỡng chất nghiêm trọng.Thực ra, đường ruột có một hệ thống hàng rào chắc chắn để cơ thể khỏi các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe từ thực phẩm. Căng thẳng có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ này và tạo điều kiện cho các hại khuẩn trong đường ruột xâm nhập vào cơ thể.

 

Căng thẳng làm nghiêm trọng các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn đường ruột mạn tính, bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân do hệ thống thần kinh đường ruột trở nên nhạy cảm hơn dẫn đến sự thay đổi của hoạt động đường như thay đổi lượng vi sinh vật đường ruột, thay đổi tốc độ vận chuyển thức ăn qua ruột, thay đổi phản ứng miễn dịch ở đường ruột.

 

Căng thẳng tác động đến hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh gồm có bộ phận trung tâm liên quan đến não bộ và tủy sống, bộ phận ngoại vi gồm hệ thống thần kinh tự trị và soma.

 

Stress, căng thẳng tác động mạnh mẽ tới hệ thần kinh

 

Hệ thống thần kinh tự trị có vai trò trực tiếp trong phản ứng vật lý với căng thẳng và được chia thành hệ thống thần kinh giao cảm (SNS) và hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS). Khi cơ thể căng thẳng, SNS góp phần tạo ra phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Cơ thể chuyển nguồn năng lượng dự trữ sang việc chống lại mối đe dọa tính mạng hoặc trốn chạy kẻ thù.

 

SNS báo hiệu cho tuyến thượng thận tiết ra các hormone gọi là adrenaline và cortisol. Những loại hormone này, cùng với tác động trực tiếp của các dây thần kinh tự chủ, khiến tim đập nhanh hơn, nhịp hô hấp tăng lên, các mạch máu ở tay và chân giãn ra, quá trình tiêu hóa thay đổi, nồng độ glucose, đường trong máu tăng lên để đối phó với tình huống khẩn cấp.

 

SNS xuất hiện kịp thời để chuẩn bị cho cơ thể ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc căng thẳng cấp tính, những yếu tố gây căng thẳng ngắn hạn. Khi cơn khủng hoảng kết thúc, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường. Sự phục hồi mau chóng này được hỗ trợ bởi PNS, thường có tác động trái ngược với SNS. Tuy nhiên, PNS hoạt động quá mức cũng góp phần gây ra phản ứng căng thẳng, bằng cách thúc đẩy co thắt phế quản hoặc giãn mạch quá mức và làm tổn thương tuần hoàn máu.

 

Cả SNS và PNS đều có sự tương tác mạnh mẽ với hệ thống miễn dịch, hệ thống này cũng có thể điều chỉnh các phản ứng căng thẳng. Hệ thống thần kinh trung ương có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các phản ứng căng thẳng vì nó điều khiển hệ thống thần kinh tự trị và đóng vai trò trung tâm trong việc truyền dẫn thông tin các tình huống có khả năng đe dọa.

 

Căng thẳng mạn tính do các tác nhân gây căng thẳng trong một thời gian dài, có thể khiến cơ thể kiệt sức. Khi hệ thống thần kinh tự trị tiếp tục kích hoạt các phản ứng vật lý sẽ bào mòn dần cơ thể. Vấn đề không phải là căng thẳng mạn tính gây tổn hại cho hệ thần kinh như thế nào mà là việc kích hoạt hệ thần kinh liên tục sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể và sức khỏe tổng thể. 

 

Căng thẳng tác động đến sức khỏe sinh sản ở nam giới

Sức khỏe sinh sản nam giới bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh. Phần phó giao cảm của hệ thần kinh tạo ra sự thư giãn trong khi phần giao cảm tạo ra sự hưng phấn. Trong giải phẫu học ở nam giới, hệ thần kinh tự trị, còn được gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, có nhiệm vụ sản xuất hormone nam giới testosterone và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm tạo ra sự hưng phấn.

 

 

Stress, căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản ở nam giới

 

Căng thẳng khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol, được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Cortisol rất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng quan trọng gồm hệ tim mạch, hệ tuần hoàn và sức khỏe sinh sản ở nam giới. Lượng cortisol dư thừa có thể ảnh hưởng đến hoạt động sinh hóa bình thường của hệ thống sinh sản nam giới.

 

Căng thẳng mạn tính có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục, thậm chí có thể gây rối loạn cương dương hoặc bất lực.

 

Căng thẳng mạn tính tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất và chất lượng tinh trùng khỏe mạnh, gây khó khăn cho các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nam giới trải qua hai hoặc nhiều sự kiện căng thẳng trong cuộc sống có tỷ lệ di động tinh trùng thấp hơn và tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường (kích thước và hình dạng) thấp hơn so với nam giới không trải qua bất kỳ sự kiện căng thẳng nào trong cuộc sống.

 

Khi căng thẳng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, cơ thể dễ bị nhiễm trùng dễ dẫn đến nhiễm trùng tinh hoàn, tuyến tiền liệt và niệu đạo, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bình thường ở nam giới.

 

Căng thăng tác động tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Căng thẳng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới theo nhiều cách khác nhau. Mức độ căng thẳng càng cao thì càng làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe sinh sản liên quan đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh ngắn ngày hoặc dài ngày, có thể kèm theo triệu chứng đau bụng, đau đầu trong và trước chu kỳ kinh.

 

So với nam giới, nữ giới thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong suốt cả cuộc đời bao gồm nhu cầu cá nhân, chăm sóc gia đình, mang thai và sinh con, sự nghiệp, tài chính và nhiều nhu cầu khác. Các yếu tố này góp phần làm tăng mức độ căng thẳng ở nữ giới.

 

Căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi, làm mất khả năng tập trung, giảm hiệu xuất làm việc cũng như việc chăm sóc gia đình và con cái, tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, đối mặt với bệnh mạn tính, gặp vấn đề trong các mối quan hệ, giải quyết công việc…

 

Đối với sức khỏe thai kỳ, căng thẳng tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản ở nữ giới, giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ rủi ro thai kỳ và trầm cảm sau sinh. Trầm cảm là nguyên nhân gây biến chứng thai kỳ và sau sinh.

 

 

 

Stress, căng thẳng gây rối loạn rụng trứng dẫn đến khó thụ thai ở nữ giới

 

Căng thẳng quá mức suy yếu sức khỏe tinh thần, gia tăng trầm cảm và rối loạn lo âu. Căng thẳng trong thai kỳ còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, hậu quả có thể kéo dài sau khi trẻ chào đời. Căng thẳng còn làm gián đoạn sợi dây kết nối tình cảm giữa ba mẹ và em bé trong thai kỳ và sau sinh.

 

Căng thẳng làm tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở khó chịu hơn. Thực tế, các triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng có thể gây căng thẳng quá mức cho nữ giới, chẳng hạn như chuột rút, cơ thể giữ nước, đầy hơi khó tiêu, thay đổi tâm trạng, trở nên cáu gắt.

 

Nữ giới khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone thay đổi nhanh chóng. Nữ giới trở nên nhạy cảm hơn, cảm xúc thay đổi thất thường, dễ rơi vào các cơn lo lắng, buồn bã không rõ nguyên nhân. Vì vậy, thời kỳ mạn kinh là một yếu tố gây căng thẳng. Một số nữ giới còn có thay đổi về mặt thể chất, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, tăng cân khó giảm, xuất hiện các cơn bốc hỏa.

 

Căng thẳng kích hoạt các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, đau khổ bùng phát, thậm chí tăng mức độ nghiêm trọng các triệu chứng thể chất. Nữ giới càng lo lắng khi đối mặt với các cơn bốc hỏa thì các cơn bốc hỏa càng trở nên dữ dội hơn.

 

Khi căng thẳng quá mức, sức khỏe sinh sản cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ, tốc độ suy giảm buồng trứng nhanh hơn, chất lượng trị giảm không thể thụ thai, tăng nguy cơ dị tật thai nhai. Các phản ứng với căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, hội chứng buồng trứng đa nang. Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu cực này.

 

Làm thế nào để kiểm soát căng thẳng?

Những khám phá gần đây về sức ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe mang đến nhiều giải pháp hiệu quả giúp chúng ta đối phó và kiểm soát căng thẳng gồm:

Duy trì sự kết nối với gia đình, bạn bè, mạng lưới hỗ trợ lành mạnh

Tập thể dục, vận động thể chất thường xuyên

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc mỗi đêm

 

Những giải pháp tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, tạo nền tảng cho một lối sống lành mạnh. Nếu như bạn đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng mạn tính, kéo dài và thường xuyên, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý giúp bạn xác định được đâu là nguyên nhân gây căng thẳng, từ đó giúp bạn tìm cách tháo gỡ và kiểm soát các mối nguy hại do căng thẳng gây ra để cải thiện sức khỏe tổng thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Stress, cẳng thẳng tác động tiêu cực tới toàn bộ cơ thể (phần 1)

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám. 

 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]