Kiến thức y học

Emergency Codes là mã khẩn cấp bệnh viện, hệ thống phản ứng nhanh tổ chức cấp cứu kịp thời

Cập nhật lúc: 2:51:31 CH - 25/04/2024

Môi trường làm việc bệnh viện luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ rủi ro và có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có hệ thống báo động khẩn cấp đúng người để hỗ trợ kịp thời.

 



 

Môi trường làm việc bệnh viện luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ rủi ro và có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào, có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có hệ thống báo động khẩn cấp đúng người để hỗ trợ kịp thời.

 

Emergency Codes là gì?

Emergency Codes là các dạng mã khẩn cấp bệnh viện, là hệ thống phản ứng nhanh để tổ chức cấp cứu kịp thời bao gồm phân biệt các loại tình trạng khẩn cấp, thông tin liên lạc, nhận diện tình huống, đánh giá rủi ro và có biện pháp xử lý ngay lập tức.

 

Bệnh viện sử dụng mã màu để thông báo cho nhân viên y tế về các tình huống khẩn cấp trong bệnh viện hoặc ngoài bệnh viện. Các mã màu này có thể được thông báo qua một hệ thống máy báo động khẩn cấp trong bệnh viện hoặc trực tiếp đến nhân viên y tế sử dụng các thiết bị báo động khẩn cấp.

 

Mã màu cho phép nhân viên phản ứng nhanh chóng và xử lý kịp thời với các sự kiện khác nhau. Điều này cũng có thể giúp ngăn chặn sự lo lắng hoặc hoảng loạn của những người thăm bệnh và những người đang điều trị tại bệnh viện.

 

Các dạng Emergency Codes thường được sử dụng phổ biến trong bệnh viện

Mỗi quốc gia sẽ có quy định mã màu khác nhau trong việc báo động các tình huống khẩn cấp. Trong đó có 3 mã màu các bệnh viện thường sử dụng là:

Mã màu xanh (Code Blue)

Mã màu đỏ (Code Red)

Mã màu đen (Code Black)

Ngoài ra còn có một số mã màu khác như mã màu hồng, mã màu vàng, mã màu nâu, mã màu xám.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các dạng mã màu thường được sử dụng phổ biến trong bệnh viện:

 

Mã màu xanh dương (Code Blue)

 

                                    

Mã màu xanh dương được kích hoạt khi có trường hợp khẩn cấp y tế xảy ra trong bệnh viện, đây là mã màu khẩn cấp được sử dụng phổ biến nhất. Những lý do phổ biến để kích hoạt mã màu xanh dương bao gồm:

Ngừng tim, đau tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm

Ngừng hô hấp, ngừng thở

Rối loạn nghiêm trọng, không tỉnh táo, có dấu hiệu đột quỵ

Huyết áp giảm đột ngột và nghiêm trọng

Đối với trẻ em thì có mã màu hồng (Code Pink) được sử dụng với mục đích tương tự như mã màu xanh dương (Code Blue)

 

Mã màu đỏ (Code Red)

 

 

Mã màu đỏ được kích hoạt khi có lửa hoặc khói trong bệnh viện, có nguy cơ cháy nổ. Nếu phát hiện có lửa hoặc khói, hãy nhớ đến R.A.C.E nhé:

R – Remove (Loại bỏ): Loại bỏ tất cả những vật có nguy cơ cháy nổ

A – Alert (Thông báo): Kích hoạt trạm báo cháy gần nhất

C – Contain the Fire (Chứa lửa): Đóng tất cả cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ mở thông khác

E – Evacuate ( Sơ tán): Nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế hoặc nhân viên cứu hộ

 

Mã màu đen (Code Black)

 

 

Mã màu đen được kích hoạt khi có mối đe dọa từ bom, bưu kiện bất thường, mối đe dọa đối với bệnh viện từ nguồn gây hại từ bên trong hoặc bên ngoài, từ nhân viên y tế hoặc nhân viên thực thi pháp luật đã xác định vị trí cụ thể.

 

Mã màu trắng (Code White)

 

 

Mã màu trắng được kích hoạt khi có một hoặc vài đối tượng có hành vi bạo hành nguy hiểm đối với bản thân hoặc người khác mà vượt quá khả năng kiểm soát của nhân viên y tế. Các cấp độ bạo hành gồm có:

  • Cấp 1: Đối tượng bạo hành có ngôn ngữ thô bạo
  • Cấp 2: Đối tượng có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực
  • Cấp 3: Đối tượng hành hung người khác

 

Mã màu vàng (Code Yellow)

 

 

 

Mã màu vàng được kích hoạt để thông báo nhân viên y tế hoặc bệnh nhân đi lạc hoặc mất tích. Đối với trẻ em đi lạc hoặc mất tích thường được sử dụng mã màu hổ phách (Code Amber)

 

Mã màu nâu (Code Brown)

 

 

Mã màu nâu được kích hoạt khi có sự cố tràn, nhiễm bẩn, rò rỉ, có mùi nghi ngờ bất thường của một chất không xác định, chất lỏng, bột, khí, hơi nguy hiểm bên trong để ứng phó kịp thời và phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân viên y tế, bệnh nhân, người thăm bệnh cũng như tài sản và môi trường bị ảnh hưởng. Một số nơi sử dụng mã màu cam để cảnh báo sự cố này.

 

Mã màu xanh lá cây (Code Green)

 

 

Mã màu xanh lá cây được kích hoạt trong tình huống một khu vực của bệnh viện được xem là không an toàn, đảm bảo sơ tán nhanh chóng và an toàn cho khu vực bị ảnh hưởng. Nếu được yêu cầu được sơ tán, điều bạn cần làm là:

  • Giữ bình tĩnh
  • Không vào khu vực bị ảnh hưởng
  • Nếu trong khu vực bị ảnh hưởng, hãy ở lại với người chăm sóc, gia đình hoặc người hỗ trợ của bạn

 

Mã màu cam (Code Orange)

 

 

Mã màu cam được kích hoạt để ứng phó an toàn và hiệu quả với thảm họa bên ngoài bệnh viện có xu hướng gia tăng khả năng. Một số nơi sử dụng mã màu nâu để cảnh báo sự cố này.

 

Mã màu xám (Code Grey)

 

 

Mã màu xám được kích hoạt khi bệnh viện bị mất các tiện ích như điện, nước, mạng viễn thông, một số hoạt động có thể dẫn đến mất khả năng sử dụng của các thiết bị tiện ích của bệnh viện.

Ở một số bệnh viện, mã màu xám được sử dụng với tình huống phản ứng ở cấp độ tổ chức đối với hành vi bạo lực, hung hăng, lạm dụng, đe dọa hoặc có mối nghi ngờ tiềm ẩn được thực hiện bởi bệnh nhân hoặc khách ghé thăm, đối với người khác hoặc chính họ, gây ra rủi ro cho sức khỏe và an toàn.

 

Vì sao bệnh viện nên sử dụng hệ thống Emergency Codes?

Mục đích sử dụng hệ thống mã báo động khẩn cấp Emergency codes đảm bảo rằng trước khi xảy ra các tình huống khẩn cấp, bệnh viện có một hệ thống sẵn sàng phản ứng nhanh và phối hợp hiệu quả trong việc cứu sống người bệnh. Điều bắt buộc là các tình huống khẩn cấp tại bệnh viện và các mã khẩn cấp phải được thực hiện, kiểm tra và duy trì thường xuyên.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám. 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]