Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” số 1 với chủ đề “Bạn biết gì về tăng huyết áp”

Cập nhật lúc: 9:10:29 SA - 04/04/2024

Chào mừng bạn đến với chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời" có bài viết vào ngày thứ năm hàng tuần trên Fanpage Bệnh viện An Sinh.  Ở bài viết đầu tiên với chủ đề “Tăng huyết áp", tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, không chỉ thường gặp ở người già, trung niên từ 50 tuổi trở lên mà còn đang có xu hướng tăng mạnh mẽ ở những người trẻ

 



 

Chào mừng bạn đến với chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số đầu tiên với chủ đề “Tăng huyết áp”. Bạn có thắc mắc vì sao chúng tôi chọn chủ đề này cho bài viết mở màn cho chuyên mục này không?

 

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh lý này không chỉ thường gặp ở người già, tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên mà còn xuất hiện ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, ảnh hưởng của thuốc điều trị… Điều đáng lo ngại là tình trạng này đang có xu hướng tăng mạnh mẽ ở những người trẻ.

 

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tăng huyết áp không được phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời? Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể, nguyên nhân gây ra các vấn đề cho sức khỏe tim mạch dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Tăng huyết áp được chia làm hai thể: tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có nguyên nhân). Tăng huyết áp vô căn là thể tăng huyết áp thường gặp nhất, chiếm 90% và không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp.

 

Mời bạn đọc tiếp nội dung về Tăng huyết áp, bạn hãy tự trả lời trước để tự kiểm tra kiến thức y học thường thức của bạn trước khi đọc phần đáp án của chúng tôi nhé

 

Tăng huyết áp là gì?

1. Chỉ số huyết áp cao hơn bình thường

2. Chỉ số huyết áp đo được 120/80 mmHg

3. Chỉ số huyết áp đo sau khi vận động

--- 

Câu trả lời đúng là câu số 2. Tăng huyết áp còn gọi cao huyết áp, là tình trạng huyết áp tăng cao so với hơn bình thường. Huyết áp có thể thay đổi khi cơ thể hoạt động. 

 

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

1. Tuổi tác

2. Bệnh sử gia đình bị tăng huyết áp

3. Lối sống và thói quen không lành mạnh

4. Tất cả đều đúng

--- 

Câu trả lời đúng là câu số 4. Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp gồm:

Tuổi 55 trở lên

Thói quen ăn mặn, ít rau xanh

Nghiện bia rượu và thuốc lá

Ít hoặc không vận động thể chất

Thừa cân béo phì

Tình trạng căng thẳng kéo dài

Có yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp 

 

Ai dễ mắc tăng huyết áp?

1. Người cao tuổi

2. Trẻ em không bị tăng huyết áp

3. Thai kỳ có yếu tố nguy cơ cao

4. Câu 1 và 3

--- 

Câu trả lời đúng là câu 4. Bất kỳ ai cũng có thể bị tăng huyết áp gồm người lớn, người ở độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên, trẻ em thể trạng thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai, phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ chẩn đoán một người bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp thường xuyên đo được từ 140/90 mmHg trở lên. 

 

Dấu hiệu phổ biến của tăng huyết áp?

1. Đau nhức xương khớp

2. Không có bất kỳ dấu hiệu nào

3. Nhanh đói, nhanh khát, tiểu nhiều vào ban đêm

---  

Câu trả lời đúng là câu 2. Rất nhiều người không biết mình mắc bệnh vì tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, không có hoặc dấu hiệu cảnh báo rất mờ nhạt. Bác sĩ thường phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm hoặc điều trị một bệnh lý khác. Một số dấu hiệu thường gặp khi tăng huyết áp tiến triển là mệt mỏi, đau đầu, nhịp tim nhanh, hơi thở ngắn, nhìn mờ. 

 

Tập thể dục có giúp giảm huyết áp không?

1. Có

2. Không

---  

Câu trả lời đúng là câu 1. Tập thể dục, vận động thể chất giúp giảm chỉ số huyết áp từ 5 - 8 mmHg. Điều quan trọng để chỉ số huyết áp ổn định, không tăng trở lại là phải duy trì việc tập luyện đều đặn. Hãy đặt mục tiêu vận động thể chất vừa sức ít nhất là 30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi ngày với bất kỳ loại hình vận động nào, thậm chí là đi dạo bộ.  

 

Tại Bệnh viện An Sinh, chúng tôi tiếp nhận khám sức khỏe kết hợp tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ có thể tiến triển thành bệnh lý mạn tính phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám ở mọi độ tuổi. Thủ tục đăng ký thông tin khám, thời gian chờ khám và thời gian hoàn thành khám được đơn giản và công nghệ số hóa. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi đến bệnh viện thăm khám vì không phải mang theo nhiều loại giấy tờ khám cồng tờ, không cảm thấy áp lực vì phải chờ đợi lâu.

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe đừng ngại chia sẻ và gửi những thắc mắc hoặc câu hỏi của bạn về cho chúng tôi qua: 

Email: info@ansinh.com.vn

Fanpage: Bệnh Viện An Sinh 

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” được chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn được chúng tôi truyền tải theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc.

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

(*) Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.