Kiến thức y học

Một số loại thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe thai kỳ

Cập nhật lúc: 11:18:39 SA - 16/10/2023

Có rất nhiều thứ ba mẹ cần học hỏi từ khi biết mình mang thai và trong suốt thai kỳ. Bắt đầu từ việc nhận biết dấu hiệu mình mang thai, các cột mốc khám thai quan trọng, chế độ sinh hoạt trong thai kỳ, các biện pháp đối phó với các cơn ốm nghén, những điều cần lưu ý nên và không nên trong suốt thai kỳ... Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ 

 



 

Khi mang thai, dinh dưỡng không chỉ tạo sự ngon miệng mà còn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của mầm sống đang lớn lên mỗi ngày cho đến khi chào đời.

 

Có rất nhiều thứ ba mẹ cần học hỏi từ khi biết mình mang thai và trong suốt thời gian thai kỳ. Bắt đầu từ việc nhận biết dấu hiệu mình mang thai, các cột mốc khám thai quan trọng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng trong thai kỳ, các biện pháp đối phó với các cơn ốm nghén, những điều cần lưu ý nên và không nên trong suốt thai kỳ.

 

Cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi cả bên trong và bên ngoài trong suốt thai kỳ. Điều này có thể khiến nhiều ba mẹ bối rối nếu mang thai lần đầu. Đừng cảm thấy nếu vợ chồng bạn cần lời khuyên và kinh nghiệm từ những người thân, bạn bè xung quanh… Quan trọng là chỉ có bạn mới hiểu cơ thể mình nhất, lắng nghe cơ thể và sử dụng có chọn lọc nguồn thông tin kiến thức ấy sao cho thật hiệu quả.

 

Khi mang thai, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và con, em bé sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể người mẹ. Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ cần tăng hoặc giảm các nhóm dưỡng chất khác nhau, vừa đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và con nhận được đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện.

 

Một số loại thực phẩm lành mạnh được khuyến cáo dành cho những người mẹ đang mang thai, có thể dùng cho các bữa ăn chính và các bữa ăn nhẹ trong ngày.

 

Nước ép trái cây, rau củ

Nước ép từ các loại trái cây, rau củ quả tươi là một nguồn bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể người mẹ mang thai. Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ do nồng độ progresterone tăng đáng kể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn so với bình thường, tình trạng này có thể xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Mỗi ly nước ép trái cây, rau củ nguyên chất cung cấp khoảng 2,5 gam chất xơ, giúp cơ thể người mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn và ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ. Đối với loại thực phẩm này, mẹ bầu có thể sử dụng nhiều trong ngày mà không lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Trứng

Trứng là một trong những loại thực phẩm được khuyên dùng cho các phụ nữ mang thai. Trứng cung cấp nguồn protein chất lượng cao. Trứng cũng là một trong số ít loại thực phẩm giàu lượng choline, một chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ. Có tới 95% phụ nữ mang thai tiêu thụ lượng choline ít hơn nhu cầu cần thiết, khoảng 450 miligam mỗi ngày. Trong khi đó, các loại vitamin được khuyến cáo dành phụ nữ mang thai không cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu này. Người mẹ càng tiêu thụ nhiều choline thì càng tốt cho sức khỏe con. Dưỡng chất choline có tác dụng lâu dài với sức khỏe và sự phát triển não bộ của trẻ trong suốt thời gian được nuôi dưỡng trong bụng mẹ cho đến khi chào đời và trưởng thành. Theo Hiệp hội Tim mạch AHA cho rằng mỗi ngày ăn một quả trứng có thể là một phần của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, trứng cần được nấu chín kỹ trước khi dùng. Trứng là thực phẩm dễ chế biến, có thể kết hợp với các thực phẩm khác để tạo ra những món ăn ngon phù hợp với sức khỏe thai kỳ. 

 

Quả xoài

Xoài là một loại trái cây có vị thơm mát, không chỉ kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe thai kỳ. Đây là nguồn cung cấp axit folic tuyệt vời, cần thiết cho sự phát triển não bộ và tủy sống của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Ngoài ra, vị chua ngọt của quả xoài còn giảm các triệu chứng khó chịu trong thời gian ốm nghén, vitamin A tốt cho sức khỏe thị lực, các chất điện giải như kali, canxi, magiê và natri giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng, đảm bảo sự hoạt động ổn định của các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như dây thần kinh, tim, não và cơ khớp. Ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ tiền sản giật, sinh non và nhẹ cân. 

 

Rau lá xanh đậm

Không có gì quá ngạc nhiên khi các loại rau lá xanh đậm luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe, cung cấp nguồn dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe thai kỳ. Các loại rau xanh giàu chất folate tốt cho sức khỏe thai kỳ bao gồm cải bó xôi, cải xoăn, xà lách rocket, rau mầm, cải xanh, cải thìa, ngò tây, măng tây, bắp cải brussels, rau chân vịt… Trong số các loại rau kể trên, rau bina là một sự bổ sung tuyệt vời bởi hàm lượng folate cao, ước tính 3 chén rau bina cung cấp 2 gam chất xơ, trở thành nguồn thực phẩm tốt cho thai kỳ và sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng mẹ.

 

Cá béo

Cá béo là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe mang thai và sự tăng trưởng đều đặn của thai nhi. Cá chứa hàm lượng protein chất lượng cao, vitamin và khoáng chất, axít béo Omega-3 và vitamin D. Theo khuyến cao, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần đảm bảo ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, có thể bổ sung thêm tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò… Thành phần dinh dưỡng trong các loại cá béo còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người mẹ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tuy nhiên, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao cần tránh sử dụng.

 

Các loại hạt, đậu

Các loại đậu hạt là nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh. Ngoài ra, chúng còn chứa lượng choline, dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ. Hầu hết, các loại hạt, các loại đậu đều cung cấp các dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ. Mỗi ngày, cơ thể phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 142 gam protein, trong khi 28 gam hạt, đậu đã chứa tới 56,6 gam protein. Giá trị dinh dưỡng trong các loại đậu, hạt bao gồm chất xơ, chất đạm, chất béo không bão hòa đơn, vitamin B và E, omega-3 và nhiều dưỡng chất quan trọng khác.

 

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày

Trong thời kỳ mang thai, cảm giác nhanh đói khá phổ biến ở tất cả các mẹ bầu. Thay vì tập trung vào 3 bữa ăn chính, việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày với khẩu phần hợp lý sẽ mang lại cho mẹ bầu cảm giác dễ chịu, tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn. Hãy chuẩn bị sẵn các món ăn nhẹ yêu thích mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả ngày. Các loại thực phẩm giàu protein và chất xơ sẽ giúp kéo dài cảm giác no lâu hơn, hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó chịu của các cơn ốm nghén.

 

Chúc gia đình bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và yên vui.

  

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.