Kiến thức y học

15 dấu hiệu thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu (phần 1)

Cập nhật lúc: 3:20:32 CH - 25/02/2022

Không có gì quá bí ẩn khi nỗi sợ, sự lo lắng có thể xuất hiện những điều lạ lùng trong tâm trí. Các triệu chứng thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu cũng gây ra những khó chịu và không thể đoán biết trước được

 



 

Không có gì quá bí ẩn khi nỗi sợ, sự lo lắng có thể xuất hiện những điều lạ lùng trong tâm trí. Các triệu chứng thể chất có liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu cũng gây ra những khó chịu và không thể đoán biết trước được. Bất cứ ai đã từng trải qua khủng hoảng tinh thần đều có thể xác nhận được tình trạng này. Mọi thứ có thể phức tạp hơn, thậm chí những dấu hiệu về tinh thần không có bất kỳ biểu hiện nào, rất khó nhận biết mà chỉ biểu hiện về mặt thể chất.

 

Khi não bộ xuất hiện những nỗi lo lắng hay sợ hãi nào đó sẽ khiến não bộ trở nên mệt mỏi. Điều này cũng cảnh báo việc gia tăng các hormone căng thẳng một cách mạnh mẽ. Thực ra đây là cách cơ thể bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi vùng nguy hiểm hoặc chịu những tổn thương có thể nhận biết. Hầu hết những nỗi lo sợ không thực sự xuất phát từ các tình huống sinh tử mà khi một người phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng liên quan đến sức khỏe thể chất khiến tinh thần cảm thấy hoảng sợ, thậm chí là kiệt sức cùng cực.

 

Vậy đó là những loại triệu chứng nào? Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu có thể có của hội chứng rối loạn lo âu. Nếu không chắc chắn liệu những thứ bạn đang trải qua có thực sự là tín hiệu cảnh báo cho tình trạng căng thẳng hoặc lo lắng quá mức hay không thì hướng dẫn này có thể giúp ích cho bạn. Sau đây là những tác động vật lý phổ biến nhất của lo lắng và quan trọng hơn, bạn có thể làm gì để vượt qua nỗi lo lắng để tinh thần trở nên tốt hơn.

 

 

Lo lắng gây ra các triệu chứng thể chất phổ biến nào?

 

Lo lắng là một thuật ngữ dùng chung để chỉ một nhóm các cảm giác khó chịu, khó có thể đối phó như sợ hãi, lo lắng, bồn chồn và căng thẳng. Nhiều người dùng từ lo lắng để diễn tả cảm giác căng thẳng do công việc hàng ngày, nhưng họ vẫn có thể chuyển đổi trạng thái lo lắng ấy mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng lo lắng tăng dần ở những tình huống khác nhau, theo thời gain có thể trở thành mạn tính, thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân là điều cần thiết.

 

Rối loạn lo âu được phân thành nhiều loại khác nhau. Cách nhận biết theo các triệu chứng riêng biệt. Các triệu chứng đó có thể làm gián đoạn chất lượng cuộc sống của một người. Những điều này thường bao gồm nhưng không giới hạn:

 

Rối loạn lo âu lan tỏa với đặc trưng bởi những lo lắng quá mức gây căng thẳng, có hoặc không có các yếu tố kích động trong khoảng 6 tháng. Sự lo lắng không tương ứng với hoàn cảnh thực tế, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.

 

Rối loạn hoảng sợ là sự lặp lại các cơn hoảng loạn kèm theo sợ hãi dữ dội bao gồm đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt hoặc đau bụng. Các triệu chứng còn có thể gây ra cảm giác tuyệt vọng.

 

Rối loạn lo âu xã hội là một rối loạn lo âu quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày. Chẳng hạn như bắt nguồn từ việc bị người khác đánh giá tiêu cực, căng thẳng khi phát biểu trước đám đông, ăn uống trước mặt người khác, nghiêm trọng hơn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

Các rối loạn liên quan đến ám ảnh là khi nỗi lo lắng ở mức cao, đôi khi phi lý trí xung quanh một đối tượng hoặc tình huống cụ thể.

 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) phát triển sau khi phải chứng kiến hoặc trải qua một sự kiện hoặc thử thách đáng sợ làm tổn thương thể chất nghiêm trọng. Có thể là sự hồi tưởng dẫn đến phản ứng thể chất hoặc cảm xúc đối với bất cứ điều gì làm tái hiện ký ức đau buồn.

 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đặc trưng bởi những suy nghĩ hoặc cảm giác không mong muốn, ám ảnh dai dẳng hoặc có hành vi nhất định được lặp đi lặp lại với hy vọng ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, những hành động này chỉ là sự giải tỏa tạm thời.

 

Rối loạn lo âu do thuốc đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn lo âu hoặc hoảng loạn do việc lạm dụng thuốc, uống thuốc, tiếp xúc với các chất hóa học độc hại hoặc khi ngưng thuốc đột ngột.

 

Rối loạn lo âu do chia ly là nỗi sợ phải rời xa những người đã gắn bó, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đó là một phần bình thường trong gia đoạn phát triển của trẻ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi và thường biến mất khi trẻ được 2 tuổi.

 

Mặc dù các yếu tố khởi phát hội chứng rối loạn lo âu có tính chất riêng lẻ và khác biệt nhưng điểm chung là có khả năng gây ra các dấu hiệu lo âu về thể chất. Tình trạng sức khỏe tâm thần có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo một số cách trong một số trường hợp cụ thể. Có khả năng gây ra các tác dụng phụ lâu dài nếu không được điều trị, có thể dẫn đến trầm cảm, lạm dụng chất kích thích hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác nhau.

 

 

Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo Healthline)

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]