Kiến thức y học

Suy giáp những thông tin cơ bản bạn cần biết (phần 3)

Cập nhật lúc: 3:05:52 CH - 22/02/2022

Bác sĩ có thể chẩn đoán rối loạn tuyến giáp từ rất sớm ngay cả trước khi các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng. Xét nghiệm TSH là xét nghiệm sàng lọc và có vai trò quan trọng việc quản lý suy giáp.  Bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra TSH trước và sau đó là xét nghiệm hormone tuyến giáp nếu cần thiết.

 



 

 

Chẩn đoán

 

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp của một người hoạt động như thế nào nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da khô, táo bón và tăng cân, hoặc đã từng có vấn đề về tuyến giáp hoặc bướu cổ.

 

 

Xét nghiệm máu

 

Chẩn đoán suy giáp dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu đo nồng độ TSH, có khi là mức hormone tuyến giáp thyroxine. Mức thyroxine thấp và mức TSH cao cho thấy chức năng tuyến giáp đang hoạt động không bình thường. Đó là do tuyến yên sản xuất nhiều TSH hơn để kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone tuyến giáp hơn.

 

Bác sĩ có thể chẩn đoán rối loạn tuyến giáp từ rất sớm ngay cả trước khi các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng. Xét nghiệm TSH là xét nghiệm sàng lọc tốt nhất. Bác sĩ có thể cho chỉ định kiểm tra TSH trước và sau đó là xét nghiệm hormone tuyến giáp nếu cần thiết.

 

Các xét nghiệm TSH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh suy giáp. Chúng giúp bác sĩ xác định liều lượng thuốc kê đơn phù hợp, thời điểm khởi phát và điều chỉnh giảm dần theo thời gian.

 

Ngoài ra, xét nghiệm TSH còn được sử dụng để chẩn đoán một tình trạng khác gọi là suy giáp cận lâm sàng, thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng bên ngoài. Đối với tình trạng này, nồng độ triiodothyronine và thyroxine trong máu bình thường nhưng chỉ số TSH cao hơn mức bình thường.

 

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu để tìm ra các vấn đề về tuyến giáp. Một là thuốc làm loãng máu có tên là heparin. Một loại khác là biotin, một loại vitamin được dùng như một chất bổ sung độc lập hoặc một phần của vitamin tổng hợp. Bạn nên cho bác sĩ biết bất kỳ loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm bổ sung nào đang sử dụng trước khi lấy mẫu máu thực hiện xét nghiệm.

 

 

Điều trị

 

Tiêu chuẩn điều trị bệnh suy giáp có liên quan đến việc sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp levothyroxine hàng ngày (Levo-T, Synthroid hoặc những loại khác). Thuốc điều trị này giúp khôi phục mức độ hormone đầy đủ, kiểm soát và làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp.

 

Bạn có thể cảm thấy tốt hơn ngay sau khi bắt đầu điều trị. Khi thuốc có tác dụng sẽ làm giảm mức cholesterol tăng cao do suy giáp và có thể kiểm soát bất kỳ sự tăng cân nào. Điều trị bằng levothyroxine có thể sẽ kéo dài suốt đời nhưng cần thay đổi liều lượng. Lúc đó, bác sĩ sẽ theo dõi và cho bạn kiểm tra mức TSH hàng năm.

 

 

Điều trị suy giáp rất cần có thời gian

 

Để xác định đúng liều lượng levothyroxine ban đầu, bác sĩ cần kiểm tra mức TSH sau 6 đến 8 tuần. Sau đó, xét nghiệm máu thường được thực hiện lại sau 6 tháng. Lượng hormone quá mức có thể gây ra các phản ứng phụ như:

Thay đổi khẩu vị

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Tim đập nhanh

Chứng run tay, chân

 

Nếu bạn bị bệnh mạch vành hoặc suy giáp nặng, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị với lượng thuốc ít hơn và tăng dần liều lượng. Sự thay thế hormone này cho phép điều chỉnh lại hoạt động của trái tim để cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

 

Levothyroxine hầu như không gây ra tác dụng phụ khi được sử dụng với liều lượng phù hợp và chi phí khá tiết kiệm. Nếu cần thay đổi nhãn hiệu thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị của không bị ảnh hưởng và đạt kết quả tốt nhất.

 

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua liều lượng hoặc ngừng thuốc khi bạn nhận thấy tình trạng sức khỏe đang trở nên tốt hơn hoặc chức năng tuyến giáp đã hoạt động ổn định. Vì khi bạn ngừng thuốc, các triệu chứng của suy giáp có thể sẽ quay trở lại.

 

 

Hấp thụ levothyroxine thích hợp

 

Một số loại thuốc điều trị, thuốc bổ hoặc thậm chí một số loại thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ levothyroxine. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn sử dụng một lượng lớn các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành hoặc chế độ ăn uống nhiều chất xơ hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị khác như:

Thuốc bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt.

Nhôm hydroxit, được tìm thấy trong một số thuốc kháng axít.

Thuốc bổ sung canxi.

 

Levothyroxine tốt nhất nên được dùng khi bụng đói vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tốt nhất là vào buổi sáng, uống trước khi ăn một giờ hoặc dùng các loại thuốc khác. Nếu uống trước khi đi ngủ, hãy uống sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ cuối cùng trong ngày khoảng 4 tiếng.

 

Nếu bỏ lỡ một liều levothyroxine, có thể uống bù liều vào ngày hôm sau.

 

 

Suy giáp cận lâm sàng

 

Nếu được chẩn đoán suy giáp cận lâm sàng, bạn hãy trao đổi phương pháp điều trị với bác sĩ thăm khám. Đối với sự tăng nhẹ TSH, có thể sẽ không đạt hiệu quả từ liệu pháp hormone tuyến giáp và việc điều trị thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể. Mặt khác, đối với mức TSH cao hơn, hormone tuyến giáp có thể cải thiện mức cholesterol, tăng khả năng bơm máu của tim và nâng mức năng lượng của cơ thể.

 

 

Sử dụng thuốc thay thế

 

Mặc dù hầu hết các bác sĩ khuyên dùng thyroxine tổng hợp, các chất chiết xuất có sẵn trong tự nhiên có chứa hormone tuyến giáp. Hầu như những sản phẩm này chứa cả thyroxine và triiodothyronine. Trong khi thuốc tuyến giáp tổng hợp chỉ chứa thyroxine và triiodothyronine mà cơ thể cần cho quá trình điều trị.

 

Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc không phải do bác sĩ kê đơn hoặc tự ý mua các loại thực phẩm chức năng bổ sung được bày bán tự do trong các cửa hàng thực phẩm. Vì các sản phẩm này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quản lý cho phép và hiệu lực cũng như độ tinh khiết không được đảm bảo.

 

 

Những điều bạn cần chuẩn bị cho buổi thăm khám đạt kết quả như mong muốn

 

Bạn có thể đến thăm khám và tư vấn trực tiếp bác sĩ tổng quát. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể được giới thiệu khám với bác sĩ chuyên khoa về nội tiết.

 

Trẻ sơ sinh bị suy giáp cần chuyển ngay đến bác sĩ nội tiết nhi để được điều trị. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên cần đến gặp bác sĩ nội tiết nhi khoa nếu có bất kỳ điều gì không chắc chắn về việc bắt đầu sử dụng levothyroxine hoặc liều lượng hormone thích hợp.

 

Sau đây là một số thông tin giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi thăm khám và những mong đợi từ bác sĩ khi thăm khám cho bạn.

 

Những điều bạn cần chuẩn bị trước 

 

Hãy biết về những hạn chế của buổi thăm khám. Thời điểm bạn đặt lịch hẹn khám, hãy hỏi nhân viên y tế về bất kỳ điều gì bạn cần chuẩn bị trước.

 

Hãy viết ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào bạn đang gặp phải, cả những dấu hiệu dường như không liên quan đến lý do thăm khám của bạn.

 

Hãy viết ra những thông tin cá nhân quan trọng, bất kỳ điều gì gây căng thẳng hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây của bạn.

 

Lập danh sách tất cả các loại thuốc điều trị, vitamin hoặc thực phẩm bổ sung bạn đang dùng.

 

Bạn cũng có thể đi cùng với người thân hoặc người bạn. Họ có thể giúp bạn nhớ điều gì đó mà bạn đã bỏ lỡ hoặc quên vào buổi thăm khám.

 

Hãy viết ra tất cả các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ.

 

 

Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối ưu thời gian thăm khám khi gặp bác sĩ. Đối với suy giáp, một số câu hỏi cơ bản bao gồm:

Nguyên nhân nào có nhiều khả năng nhất gây ra các triệu chứng của bạn?

Bạn cần thực hiện các loại xét nghiệm nào?

Tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời hay có thể kéo dài hơn?

Hiện nay có những phương pháp điều trị nào và phương pháp điều trị nào hiệu quả với tình trạng sức khỏe của bạn?

Bạn có gặp phải các vấn đề sức khỏe khác không? Làm sao có thể quản lý các bệnh cùng một lúc một cách tốt nhất?

Bác sĩ có lời khuyên hoặc chỉ dẫn nào mà bạn cần tuân thủ hay không?

Bạn có cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa khác không?

Có loại thuốc nào có thể thay thế với loại thuốc đang kê đơn không?

Bệnh viện có những tờ hướng dẫn thông tin bệnh lý mà bạn có thể tham khảo hay không?

Bạn có thể tìm đọc và biết thêm thông tin ở nguồn website uy tín nào?

 

Bạn đừng ngần ngại đặt bất kỳ câu hỏi nào có liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn khi cần được bác sĩ giải đáp và hướng dẫn.

 

 

Bác sĩ cũng cần sự hợp tác từ bạn trong buổi thăm khám

 

Bác sĩ cần bạn cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe bạn đang có, càng chi tiết càng rõ ràng thì việc chẩn đoán càng chính xác, một số câu hỏi cơ bản gợi ý cho bạn như:

Bạn gặp phải các triệu chứng này bắt đầu từ khi nào?

Các triệu chứng này có diễn ra liên tục hay thường xuyên không?

Mức độ của các triệu chứng diễn ra như thế nào?

Điều gì bạn nhận thấy có thể cải thiện các triệu chứng đó?

Điều gì bạn nhận thấy có thể khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn?

Bạn có bệnh sử gia đình liên quan đến bệnh tuyến giáp hay không?

 

 
Suy giáp những thông tin cơ bản bạn cần biết (phần 1)
Suy giáp những thông tin cơ bản bạn cần biết (phần 2)

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]