Kiến thức y học

Suy giáp những thông tin cơ bản bạn cần biết (phần 2)

Cập nhật lúc: 3:35:00 CH - 18/02/2022

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp của một người hoạt động như thế nào nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da khô, táo bón, tăng cân hoặc đã từng có vấn đề về tuyến giáp hoặc bướu cổ trước đó.

 



 

 

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp của một người hoạt động như thế nào nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da khô, táo bón, tăng cân hoặc đã từng có vấn đề về tuyến giáp hoặc bướu cổ trước đó.

 

Một số nguyên nhân ít gặp hơn ở bệnh suy giáp có thể là:

 

Bệnh bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra với tuyến giáp bị khiếm khuyết hoặc không có tuyến giáp. Hầu hết các trường hợp, tuyến giáp không phát triển bình thường vì những lý do không rõ ràng, nhưng một số trẻ có dạng rối loạn di truyền. Thông thường, trẻ bị suy giáp bẩm sinh khi sinh ra thể trạng bình thường. Đó là lý do tại sao hầu hết các bệnh viện đều yêu cầu sàng lọc tuyến giáp sơ sinh. Tại Bệnh viện An Sinh, sàng lọc sơ sinh (lấy máu gót chân) được thực hiện thường quy cho tất cả trẻ sơ sinh chào đời tại đây trong vòng 48 – 72 giờ sau sinh.

 

Rối loạn tuyến yên: Một nguyên nhân tương đối hiếm gặp của suy giáp là do tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH), thường là do một khối u lành tính của tuyến yên.

 

Tình trạng mang thai: Một số phụ nữ được chẩn đoán suy giáp trong hoặc sau khi mang thai (suy giáp sau sinh), thường là do cơ thể tự sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không được điều trị, suy giáp làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và tiền sản giật - một tình trạng phổ biến do huyết áp tăng đáng kể trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển của thai nhi.

 

Thiết i-ốt: I-ốt khoáng vi lượng được tìm thấy chủ yếu trong hải sản, rong biển, thực vật trồng trên đất giàu muối iốt… cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Quá ít i-ốt có thể dẫn đến suy giáp và quá nhiều i-ốt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp ở người bệnh suy giáp. Một số nơi trên thế giới, tình trạng thiếu i-ốt khá phổ biến nhưng việc bổ sung muối i-ốt đã loại bỏ được tình trạng này.

 

 

Các yếu tố nguy cơ

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị suy giáp, nhưng sẽ có nhiều nguy cơ hơn nếu:

Là phụ nữ

Trên 60 tuổi

Bệnh sử gia đình có liên quan đến tuyến giáp

Bị bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường típ 1 hoặc bệnh celiac

Đã được điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp

Đã được điều trị xạ trị vùng đầu cổ hoặc vùng ngực

Đã từng phẫu thuật tuyến giáp, cắt một phần tuyến giáp

Đã mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua

 

 

Biến chứng

Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:

 

Bướu cổ: Việc kích thích liên tục tuyến giáp để giải phóng nhiều hormone hơn có thể khiến tuyến giáp trở nên lớn hơn, được gọi là bướu cổ. Mặc dù không gây khó chịu nhưng bướu cổ lớn có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và có thể cản trở việc nuốt hoặc thở.

 

Bệnh lý tim mạch: Suy giáp cũng có thể liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và suy tim, chủ yếu là do nồng độ LDL cholesterol tăng cao - cholesterol "xấu" - có thể xảy ra ở những người có tuyến giáp hoạt động không hiệu quả.

 

Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Trầm cảm có thể xuất hiện sớm trong giai đoạn suy giáp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Suy giáp cũng có thể khiến hoạt động trí óc bị chậm lại.

 

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Suy giáp lâu dài không kiểm soát có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại vi. Đây là những dây thần kinh truyền dẫn thông tin từ não và tủy sống đến cơ quan chức năng còn lại của cơ thể như đến các cơ quan vận động tay và chân. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể gây đau, tê và ngứa râm ran ở các vùng bị ảnh hưởng.

 

Cơ thể phù nề: Đây là tình trạng hiếm gặp, có khả năng đe dọa đến tính mạng là kết quả của chứng suy giáp dài lâu không được chẩn đoán và điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng như không chịu được lạnh và buồn ngủ dữ dội sau đó là hôn mê sâu và bất tỉnh. Hôn mê do suy giáp (hôn mê myxedema) có thể được kích hoạt bởi thuốc an thần, nhiễm trùng hoặc căng thẳng khác trên cơ thể. Nếu các dấu hiệu hoặc triệu chứng của phù nề xuất hiện, cần được điều trị y tế khẩn cấp ngay lập tức.

 

Hiếm muộn vô sinh: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm suy giảm chức năng sinh sản ở phụ nữ. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây suy giáp chẳng hạn như rối loạn tự miễn cũng có thể làm suy giảm khả năng sinh sản tự nhiên.

 

Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với trẻ sinh ra từ người mẹ khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bị suy giáp không được điều trị ngay từ khi mới sinh có nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng về phát triển thể chất và tinh thần. Nhưng nếu tình trạng này được phát hiện sớm trong vài tháng đầu đời sau sinh, cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn và trẻ phát triển bình thường là rất cao.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]