Kiến thức y học

Những điều cần biết về bệnh tuyến giáp

Cập nhật lúc: 4:27:40 CH - 16/01/2019

Bệnh tuyến giáp là một bệnh gây rối loạn nội tiết thường gặp. Hóc-môn tuyến giáp có vai trò điều hòa chuyển hóa và kích thích quá trình sinh sản, tăng trưởng của tế bào. Tình trạng thiếu hoặc thừa đều gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

 



 

Bệnh tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến hình bướm nhỏ ở phía trước cổ. Bệnh tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến gây ra mất cân bằng hóc-môn tuyến giáp trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, được gọi là cường tuyến giáp (cường giáp), hoặc hoạt động kém gọi là suy tuyến giáp (suy giáp).

 

 

Các bệnh lý của tuyến giáp

  • Suy giáp
  • Cường giáp
  • Bướu giáp
  • Hạt giáp
  • Ung thư tuyến giáp

 

Triệu chứng 

  • Trạng thái bị kích thích, trầm cảm, lo âu, buồn chán, hoảng sợ…
  • Mệt mỏi, khó ngủ hoặc ngủ nhiều
  • Rối loạn nhận thức và khó tập trung
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, quá ít hoặc quá nhiều
  • Cơ thể bị phù vì giữ nước, khuôn mặt sưng húp
  • Da, tóc và móng thay đổi, da khô, tóc khô và dễ gãy rụng
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường
  • Đau nhức hoặc cứng cơ, vị trí thường gặp là cánh tay hoặc bắp chân
  • Táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên
  • Tăng hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi, lạnh nóng bất thường

 

 

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp như:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: hệ thống miễn dịch không đủ khả năng chống lại các vi khuẩn, vi-rút từ môi trường gây bệnh, khiến kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp.
  • Thiếu iốt: Chế độ ăn thiếu iốt được coi là nguyên nhân chính gây suy giáp ở người lớn.
  • Nhiễm xạ: là một trong những căn nguyên gây ra bệnh, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Do phải điều trị bằng phóng xạ hoặc phơi nhiễm tia phóng xạ. Bệnh không xuất hiện ngay mà có thể sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm
  • Thay đổi hóc-môn (nội tiết tố): Phụ nữ mang thai do hóc-môn (nội tiết tố) thay đổi làm kích thích quá trình hình thành bướu hoặc các hạch ở tuyến giáp. Người mẹ mắc bệnh về tuyến giáp khi mang thai dễ dẫn đến các nguy cơ như suy tim, sẩy thai, sinh non, nguy hiểm hơn là hội chứng tiền sản giật.
  • Di truyền: Theo các nghiên cứu lâm sàng, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp là do đột biến gen. Người có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp khi trong gia đình có bố, mẹ hay người thân từng bị ung thư tuyến giáp.
  • Mắc bệnh tuyến giáp: Những ai đã từng bị bướu giáp, basedow hoặc hóc-môn tuyến giáp mạn tính có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp. Hoặc đã từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, điều trị không khỏi, nguy cơ bệnh quay trở lại cũng rất cao.

 

 

 

Phòng bệnh

 

 

Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh là thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý.

  • Không hút thuốc lá
  • Không dùng quá nhiều đậu nành
  • Có chế độ ăn đủ lượng i-ốt hoặc uống bổ sung i-ốt
  • Chọn sản phẩm không có fluoride
  • Luôn giữ trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp

 

 

Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ nhưng có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Đây là bệnh thường gặp nhưng khó nhận biết vì không có triệu chứng, thường bị nhẫm lẫn với một số bệnh khác, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Tùy từng loại bệnh và lứa tuổi mà biểu hiện lâm sàng cũng như mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau. Ở người trưởng thành, triệu chứng bệnh tuyến giáp dễ nhận biết hơn và có thể sống khỏe mạnh bình thường sau điều trị.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo, không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn