Tin bệnh viện An Sinh

Nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam: Sự kết hợp chạy thận nhân tạo với quả lọc hấp phụ làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch sau 3 năm theo dõi

Cập nhật lúc: 10:04:03 SA - 09/07/2020

Nghiên cứu khoa học công bố quốc tế: Sự kết hợp chạy thận nhân tạo với quả lọc hấp phụ làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch sau 3 năm theo dõi, Nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam... 

 


TS BS Nguyễn Đức Lộc, Trưởng Trung tâm Lọc máu Bệnh viện An Sinh

 

Nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam: Sự kết hợp chạy thận nhân tạo với quả lọc hấp phụ làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch sau 3 năm theo dõi

 

Mục tiêu: Cường tuyến cận giáp mức độ trung bình đến nặng (nồng độ hormone tuyến cận giáp [PTH] ≥600 pg / mL) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và bệnh xương. Chúng tôi giả định rằng sự kết hợp của chạy thận nhân tạo với quả lọc hấp phụ (lọc máu hấp phụ) có thể làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch trong chạy thận nhân tạo định k.

 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 625 bệnh nhân chạy thận nhân tạo định kì có 93 bệnh nhân  đã đáp ứng các điều kiện chọn bệnh của chúng tôi. Dựa trên mức độ PTH huyết thanh, các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: 46 bệnh nhân trải qua sự kết hợp của chạy thận nhân tạo và sử dụng quả lọc hấp phụ (nhóm HD + HP) trong 3 năm liên tiếp và 47 bệnh nhân chỉ sử dụng chạy thận nhân tạo thường qui (nhóm HD).

 

Kết quả: Trong 3 năm theo dõi, tỷ lệ tử vong là 4,3% trong nhóm HD + HP thấp hơn đáng kể so với nhóm HD (17%), p = 0,049. Dựa trên phân tích của Kaplan-Meier về tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch, bệnh nhân nhóm HD (đường màu đỏ) có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm HD + HP (đường màu tím) (Long rank test, p = 0,049).

 

Kết luận: Chúng tôi đã chứng minh rằng sự kết hợp chạy thận nhân tạo và quả lọc hấp phụ trong 3 năm đã giúp giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch. 

 

+ Chú thích ảnh:  TS BS Nguyễn Đức Lộc , Trưởng Trung tâm Lọc máu Bệnh viện An Sinh, một thành viên tham gia nhóm nghiên cứu.

 

 

 

 

 

 

 

 

A Combination of Hemodialysis With Hemoperfusion Helped to Reduce the Cardiovascular-Related Mortality Rate After a 3-Year Follow-Up: A Pilot Study in Vietnam

 

Aims: Moderate to severe hyperparathyroidism (parathyroid hormone [PTH] concentrations ≥600 pg/mL) may increase the risk of cardiovascular problems and bone disease. We assume that a combination of hemodialysis with hemoperfusion may reduce the cardiovascular-related mortality rate in maintenance hemodialysis.


Subjects and methods: From 625 maintenance hemodialysis patients, 93 people met with our inclusion criteria. Based on the level of serum PTH, the patients were divided into 2 groups: 46 patients who underwent a combination of hemodialysis and hemoperfusion (HD + HP group) for consecutive 3 years and 47 patients who used hemodialysis only (HD group).


Results: During 3 years of follow-up, the ratio of mortality was 4.3% in the HD + HP group which was significantly lower than in the HD group (17%), p = 0.049. Based on Kaplan-Meier analysis of cardiovascular-related mortality, patients in the HD group (red line) exhibited a significantly higher death rate compared to the HD + HP group (violet line) (log-rank test, p = 0.049).

 

Conclusion: We demonstrated that a combination of hemodialysis and hemoperfusion for 3 years helped to reduce the cardiovascular-related mortality rate.

 

Key word: Hemodialysis; Hemoperfusion; Mortality; Parathyroid hormone.

 

Các tin tức khác:
[Trở về]