Tin bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh tập huấn “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ" năm 2020

Cập nhật lúc: 9:58:20 SA - 18/06/2020

Trong 2 ngày (17 và 18/6/2022), Bệnh viện An Sinh tổ chức chương trình Tập huấn “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ” năm 2020 cho toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện. Nhằm cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn... 

 



 

Trong 2 ngày (17 và 18/6/2022), Bệnh viện An Sinh tổ chức chương trình Tập huấn “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ năm 2020 theo Thông tư 51/2017/TT-BYT cho toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện. Nhằm cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ năng lực chuyên môn.

 

Chương trình tập huấn vinh dự có sự tham gia hướng dẫn của BS CKII Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Quân y 175.

 

Phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để cứu sống người bệnh khi bị phản vệ.

 

Phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất khiến người bệnh bị dị ứng nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời.

 

Tất cả nhân viên y tế từ Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên… đều là nhân tố quan trọng trong việc cứu sống người bị phản vệ. Khi phát hiện người bệnh bị phản vệ cần phải xử trí khẩn cấp ngay tại chỗ và sau đó kích hoạt các khoa/ phòng khác cùng tham gia cấp cứu.

 

 

Có 6 nguyên tắc dự phòng phản ứng phản vệ

(1) Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường khác.

(2) Không thử phản ứng thuốc cho tất cả các trường hợp.

(3) Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh.

(4) Tất cả các trường hợp phản vệ phải được báo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Tp. HCM về Thông tin Thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc

(5) Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện.

(6) Cấp thẻ theo dõi dị ứng cho người bệnh khi bác sĩ hoặc nhân viên y tế xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ cho người bệnh

 

 

Dấu hiệu nhận biết người bị phản vệ

  • Da: Nổi mày đay, phù mạch nhanh…
  • Hô hấp: Khó thở, thở rít…
  • Tiêu hóa: Đau bụng hoặc nôn…
  • Tuần hoàn: Tụt huyết áp hoặc rối loạn ý thức…

 

 

Phản vệ có 4 cấp độ

  • Độ I: Có biểu hiện triệu chứng tại chỗ, da như ngứa, mày đay
  • Độ II: Phù mạch, khó thở, tức ngực, đau bụng, nôn, tiêu chảy…
  • Độ III: Rối loạn hô hấp, rối loạn ý thức, sốc…
  • Độ IV: Ngưng tim ngưng thở

 

 

Trong cấp cứu phản vệ, Adrenaline là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu để cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở nên. Người bệnh cần tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp 1 giờ/1 lần và liên tục trong 24 giờ.

 

Đây là một trong những chương trình tập huấn được Ban Giám đốc Bệnh viện An Sinh đặc biệt quan tâm và tổ chức thường xuyên theo định kỳ mỗi năm một lần.

 

 

Bệnh viện An Sinh

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]