Hầu như mọi người đều biết rằng thừa cân, béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành (CAD), đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì lý do này, bác sĩ tổng quát, bác sĩ tim mạch thường khuyến khích bệnh nhân của mình nên đánh giá tình trạng cân nặng ở bất kỳ thời điểm thăm khám nào để họ được dự đoán rủi ro tim mạch tổng thể.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không phải lúc nào cũng đồng quan điểm trong việc đưa ra phương pháp lựa chọn tốt nhất để định lượng xem một cá nhân có thực sự quá dư thừa cân nặng hay không. Sau đây là ba phương pháp được sử dụng phổ biến là BMI (chỉ số khối cơ thể), chu vi vòng bụng và tỷ lệ eo-hông. Câu hỏi được đặt ra là liệu phương pháp nào tốt hơn so với các phương pháp còn lại?
Chỉ số khối cơ thể BMI
Phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất để đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng là BMI, một tỷ lệ được tính từ cân nặng và chiều cao của một người. Cụ thể, BMI bằng trọng lượng của cơ thể được tính bằng kilôgam chia cho chiều cao bình phương được tính bằng mét.
Thang điểm BMI
|
Nhẹ cân
|
<18.5
|
Khỏe mạnh
|
18.5-24.9
|
Thừa cân
|
25 đến 29.9
|
Béo phì
|
>30
|
BMI là phép đo đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu lâm sàng, do đó, nhiều phân tích chuyên sâu cũng đã được thực hiện với phép đo BMI. Trên thực tế, các định nghĩa chính thức về thừa cân, béo phì và rất béo phì đều dựa trên các bằng chứng của các nghiên cứu về BMI.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một phép đo có vẻ lỗi thời và không chính xác. Nó không tính đến các yếu tố như thành phần cơ thể, dân tộc, giới tính, chủng tộc và tuổi tác. Mặc dù đây là một phép đo còn có điểm giới hạn, nhưng BMI vẫn được sử dụng rộng rãi trong y tế cộng đồng vì cách thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không tốn kém để phân tích tình trạng sức khỏe tổng thể và nguy cơ tim mạch tiềm ẩn của một người.
Chu vi vòng bụng
Ý tưởng sử dụng số đo vòng bụng làm yếu tố dự báo rủi ro bắt nguồn từ thực tế là béo phì ở vùng bụng do các mô mỡ tích tụ dư thừa ở vùng bụng, thường được xem là “xấu” hơn so với việc tích tụ mỡ ở các bộ phận khác trên cơ thể như cánh tay, đùi và mông. Điều này do béo bụng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc không chỉ bệnh tim mạch mà còn cả hội chứng rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp và đái tháo đường (tiểu đường.)
Thang điểm vòng bụng
|
Nam giới
|
< 100 cm
|
Nữ giới
|
< 80 cm
|
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vòng eo từ 102 cm trở lên ở nam giới và từ 88 cm trở lên ở nữ giới có liên quan đến nguy cơ tim mạch và biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim, đái thái đường.
Tỷ lệ eo - hông
Tỷ lệ eo-hông là một cách khác để đánh giá tình trạng béo bụng. Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng phép đo này có liên quan đến nguy cơ tim mạch. Để tính tỷ lệ eo-hông, hãy đo cả chu vi vòng bụng và vòng hông, sau đó lấy số đo vòng bụng chia cho số đo vòng hông.
Thang điểm tỷ lệ eo-hông
|
Nam giới
|
1.0 or less
|
Nữ giới
|
0.8 or less
|
Ở phụ nữ, tỷ lệ eo-hông phải là 0,8 hoặc thấp hơn, và ở nam giới, tỷ lệ này phải là 1 hoặc thấp hơn. Ở phụ nữ, eo phải hẹp hơn hông, và ở nam giới, eo phải hẹp hơn hoặc bằng hông.
Tỷ lệ eo-hông có ích hơn ở những người có chỉ số thấp hơn, chỉ riêng chu vi vòng bụng có thể đánh giá nguy cơ tim mạch thấp hơn. Bằng cách so sánh chu vi vòng bụng với chu vi vòng eo-hông, có thể có được chỉ số tốt hơn về tình trạng béo bụng.
Vậy BMI, chu vi vòng bụng, tỷ lệ eo-hông, chỉ số nào tốt hơn trong việc dự đoán nguy cơ tim mạch ở một người?
Không có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi này.
BMI chắc chắn là thước đo chuẩn về thừa cân, béo phì, vì đây là thước đo được NIH, Tổ chức Tim mạch Mỹ (AHA), Học viện Tim mạch Mỹ và Tổ chức Béo phì Thế giới khuyến nghị. Các khuyến cáo này dựa trên khối lượng lớn các nghiên cứu khoa học đã sử dụng BMI để dự đoán nguy cơ kết quả tim mạch ở một người.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận ra là BMI có lợi thế khá tốt trong việc dự đoán nguy cơ chung ở các quần thể lớn, nhưng có thể không phải là thước đo chính xác đối với một cá nhân cụ thể. Ngoài ra, BMI không tính đến cụ thể mức độ béo bụng một người có thể mắc phải.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thước đo chu vi vòng bụng có thể chính xác hơn BMI trong việc dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong khi BMI có thể là yếu tố dự báo cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, thì đây lại là yếu tố dự báo tương đối thấp khi tính đến các yếu tố nguy cơ sức khỏe tim mạch khác như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa, thói quen hút thuốc, chế độ ăn uống và vận động. Ngược lại, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ eo-hông lớn là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về bệnh tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ.
Nhìn chung, điều này cho thấy cần phải đánh giá sức khỏe toàn diện hơn để dự đoán chính xác nguy cơ tim mạch của một người.
Mặc dù vậy, các bác sĩ tổng quát, bác sĩ tim mạch và các chuyên gia y tế đang đề xuất một cách tiếp cận khác để chẩn đoán bệnh béo phì, cách tiếp cận ít nhấn mạnh vào BMI hoặc bất kỳ phép đo đơn lẻ khác về kích thước cơ thể. Các hướng dẫn mới, được công bố trên Tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology vào tháng 1 năm 2025, khuyến cáo nhiều phương pháp để xác định lượng mỡ dư thừa của cơ thể thay vì chỉ riêng BMI.
Quan trọng hơn, chẩn đoán béo phì trên lâm sàng cũng yêu cầu một người phải có lượng mỡ cơ thể dư thừa ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan hoặc khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ.
Các bác sĩ hiện đang dựa vào sự kết hợp của các phương pháp để tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ tim mạch có liên quan đến trọng lượng dư thừa của họ nếu BMI là 35 hoặc cao hơn. Ngoại trừ, người tập thể hình hoặc vận động viên thể thao có thể được chấp nhận ở người có BMI trong khoảng từ 30 đến 35 tuổi.
Một người thuộc nhóm thừa cân, béo phì thì việc biết được chu vi vòng bụng hoặc tỷ lệ eo-hông có thể tiết lộ điều quan trọng về tình trạng sức khỏe của họ, béo bụng không có lợi cho sức khỏe tổng thể ngay cả khi trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.
Một lợi thế của tỷ lệ eo-hông là có thể tự đánh giá mà không cần phải sử dụng các phép đo khác, có thể thực hiện ngay tại nhà bằng cách quan sát cơ thể từ nhiều phía khác nhau. Nếu vòng bụng của bạn ở bất kỳ phía nào đều lớn hơn hông, điều đó cho thấy lượng mỡ thừa ở vùng bụng góp phần làm tăng nguy cơ tim mạch nói chung. Để giảm nguy cơ tim mạch, bạn cần phải giải quyết vấn đề cân nặng của mình.
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch và các tình trạng rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp, tiểu đường, nội tiết. Cách tốt nhất để đo lường một người có bị thừa cân, béo phì quá mức hay không là một câu hỏi hay, nhưng hầu hết các trường hợp, chúng ta không quá khó để tìm ra câu trả lời.
Đối với những người có chỉ số BMI trên 30 kg/m2, đó thường là phép đo duy nhất bạn cần biết để đưa ra kết luận rằng béo phì gây ra nguy cơ tim mạch đáng kể cho cơ thể bạn. Đối với người có BMI trong khoảng từ 25 đến 30 kg/m2, phép đo béo bụng có thể có ích trong việc xác định lượng mỡ thừa có góp phần gây ra rủi ro tim mạch hay không.
* Khoa Khám bệnh ưu đãi chúc mừng ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) giảm 10% gói khám sức khỏe tổng quát cơ bản và nâng cao dành cho nữ giới từ ngày 1/3 đến hết ngày 15/3/2025.
Đặt hẹn khám bệnh: http://ansinh.info/Dangkykham.aspx
Tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe tại Khoa Khám bệnh
Bệnh viện An Sinh
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn
* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ
Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.
.JPG)