Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” với chủ đề “Trái tim khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc”

Cập nhật lúc: 1:27:57 CH - 10/01/2025

Khi bạn có một trái tim khỏe mạnh, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống hạnh phúc. Điều đó là chắc chắn đúng. Đôi khi, mọi người vì quá chú trọng sức khỏe tổng thể mà quên mất rằng sức khỏe tim mạch cũng cần được chăm sóc mỗi ngày. Trái tim với hình hài bé nhỏ nhưng là cơ quan làm việc chăm chỉ ngày đêm để duy trì sự sống. Bạn có nhận ra điều đó không?

 



 

Khi bạn có một trái tim khỏe mạnh, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống hạnh phúc. Điều đó là chắc chắn đúng.

 

Đôi khi, mọi người vì quá chú trọng sức khỏe tổng thể mà quên mất rằng sức khỏe tim mạch cũng cần được chăm sóc mỗi ngày. Trái tim với hình hài bé nhỏ nhưng là cơ quan làm việc chăm chỉ ngày đêm để duy trì sự sống. Bạn có nhận ra điều đó không?

 

Qua mỗi năm, bạn có thể biết rõ tuổi thật của bạn là bao nhiêu nhưng bạn có thể không biết tuổi thật của trái tim bạn. Sức khỏe tim mạch bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trái tim cũng sẽ già đi cùng tuổi tác nhưng cũng có trái tim trẻ mãi với thời gian bất kể tuổi tác. Vậy bí quyết cho một trái tim khỏe mạnh và hạnh phúc ở đâu?

 

Trái tim thích có lối sống lành mạnh, cần dưỡng chất đầy đủ để duy trì hoạt động thật tốt. Vì được cấu tạo bởi các khối cơ, cơ tim cũng cần vận động để tăng sức bền và độ dẻo dai để có thể bơm đủ lượng máu cung cấp cho cơ thể.

 

Mỗi khi bạn căng thẳng là bạn đang tự gây áp lực cho hệ tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy các yếu tố tim mạch phát triển như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa… và biến chứng tim mạch nghiêm trọng như cơn đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

 

Khi một tình huống gây ra lo lắng, căng thẳng sẽ kích hoạt hệ thần kinh tự chủ (ANS) của cơ thể. ANS kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, điều chỉnh các chức năng khác của cơ thể như rối loạn nhịp tim, nhịp thở và vấn đề tiêu hóa.

 

Căng thẳng thường bắt đầu tác động tiêu cực đến tâm trạng, giấc ngủ và tăng cảm giác thèm ăn. Căng thẳng mạn tính dẫn đến tình trạng viêm dai dẳng nhưng căng thẳng có thể gây tổn thương chức năng tim mạch ở mức độ tinh vi hơn chúng ta nghĩ.

 

Cảm xúc là một phần của cuộc sống. Mỗi người sẽ có cách biểu hiện cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, cảm xúc hạnh phúc là một dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho trái tim và cuộc sống khỏe mạnh.

 

Trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” với chủ đề “Trái tim khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc”, Tiến sĩ Bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh chia sẻ với bạn một vài bí quyết để duy trì sức khỏe tim mạch và tổng thể tốt hơn cùng tuổi tác, cũng như cách xây dựng các thói quen lành mạnh để phá vỡ mối liên hệ giữa căng thẳng mạn tính và bệnh tim mạch.

 

Những yếu tố nào tác động chức năng tim mạch?

Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch, nhưng thay đổi lối sống và thói quen ăn uống cũng quan trọng không kém. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tim mạch.

- Tăng cholesterol làm tắc nghẽn động mạch, giảm lượng máu tim và não tăng nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút là bình thường. Căng thẳng, thay đổi nội tiết và thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.

- Thể lực của tim thấp có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong cao hơn.

- Tăng huyết áp nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Đường huyết tăng khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả, gây tổn thương mạch máu lớn nhỏ.

- Chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng bụng có thể dự đoán nguy cơ béo phì, yếu tố thúc đẩy bệnh tim mạch.

- Rung nhĩ không kiểm soát và điều trị làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do tim mạch và tăng gấp 5 nguy cơ đột quỵ.

- Bệnh sử gia đình là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu và bệnh tim mạch.

 

Tim đập nhanh ngay cả khi đang thư giãn có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh có thể được diễn tả như tim đập thình thịch, đập lộn nhào hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường. Hầu hết mọi người đều gặp tình trạng này khi căng thẳng, lo lắng. Các nguyên nhân khác có thể sử dụng caffeine, rượu, thức ăn cay, tình trạng mang thai hoặc mãn kinh. Tim đập nhanh khá phổ biến và thường không nguy hiểm. Đánh trống ngực không phải do lo lắng có thể xuất phát từ các tình trạng bệnh tim mạch hoặc không phải bệnh tim như các vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim), rung nhĩ (Afib). Viêm cơ tim, tình trạng viêm cơ tim do nhiễm vi-rút. Các vấn đề về tuyến giáp, bao gồm cường giáp.

 

Mối liên hệ giữa đánh trống ngực và rối loạn lo âu?

Đánh trống ngực là cảm giác tim đập nhanh, rung mạnh hoặc bỏ nhịp trong lồng ngực, cổ hoặc họng. Cảm giác này có thể kéo dài vài giây, vài phút, vài giờ hoặc thậm chí lâu hơn. Lo lắng, căng thẳng quá mức cũng gây ra triệu chứng đánh trống ngực. Lo lắng kích hoạt phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" của cơ thể như một phần của hệ thần kinh tự chủ (ANS). Khi bạn cảm thấy bất an về một tình huống nào đó, ANS sẽ được kích hoạt, làm tăng nhịp tim của bạn. Đánh trống ngực xảy ra thường xuyên hoặc không biến mất trong vòng vài phút có thể không liên quan đến lo lắng. Bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị cụ thể.

 

Các liệu pháp giảm căng thăng có hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch?

Giải tỏa căng thẳng là chìa khóa quyền năng thúc đẩy thay đổi các thói quen lành mạnh, và ngăn chặn các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

- Giữ thái độ tích cực. Tiếng cười được chứng minh giảm tăng tiết hormone gây căng thẳng, giảm viêm trong động mạch và tăng cholesterol HDL "tốt".

- Thiền định. Thực hành suy nghĩ tích cực và hít thở sâu đã được chứng minh làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, thư giãn não bộ.

- Tập ​​thể dục. Não bộ giải phóng các chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng, tăng sức bền cơ tim, ổn định huyết áp và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Duy trì các hoạt động yêu thích, học ngôn ngữ hoặc kỹ năng mới, tạm ngưng kết nối với những tác nhân gây cẳng thẳng.

 

Điều gì thúc đẩy trái tim khỏe mạnh và hạnh phúc?

Khi nói đến phòng bệnh và điều trị bệnh tim mạch, một chiến lược thường bị bỏ qua là kiểm soát căng thẳng giúp cân bằng huyết áp, giảm áp lực lên hệ tim mạch.

- Ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, sự tỉnh táo, mức năng lượng và sức khỏe thể chất.

- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Thiền, thư giãn cơ, các bài tập hít thở sâu và yoga là những kỹ thuật giải tỏa căng thẳng mạnh mẽ.

- Mở rộng và tăng kết nối mạng lưới xã hội, tham gia một lớp học, một tổ chức từ thiện hoặc nhóm hỗ trợ, điều này giúp bạn nâng cao lòng trắc ẩn.

- Rèn luyện các kỹ năng quản lý thời gian. Càng biết cách cân bằng giữa công việc và gia đình, mức độ hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống càng tăng.

- Cố gắng giải quyết các tình huống căng thẳng nếu có thể, đừng để chúng trở nên trầm trọng hơn. Thường xuyên có những buổi trò chuyện cởi mở giúp giải quyết tốt các vấn đề còn vướng mắc.

- Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt. Hãy tự thưởng cho bản thân những khám phá và tận hưởng những trải nghiệm thú vị.

- Yêu cầu giúp đỡ. Đừng ngại khi yêu cầu sự giúp đỡ từ vợ chồng, người thân, bạn bè và hàng xóm của bạn.

Nếu tình trạng căng thẳng, lo lắng vẫn tiếp diễn, hãy đến ngay bệnh viện thăm khám và tư vấn bác sĩ.

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi về cho chúng tôi:

  • Email: info@ansinh.com.vn
  • Fanpage: Bệnh Viện An Sinh

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” được chúng tôi chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc. 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.