Kiến thức y học

Khám tầm soát bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Cập nhật lúc: 4:38:20 CH - 27/12/2024

Để chẩn đoán chính xác một người có bị bệnh tiểu đường hay không bác sĩ cần chỉ định thực hiện xét nghiệm máu. Theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Đái tháo đường Thế giới (ADA) xác nhận vai trò quan trọng của xét nghiệm HbA1c trong việc chẩn đoán và tầm soát các bệnh lý liên quan đến đường huyết. Có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong ngày, thậm chí ngay sau bữa ăn

 



 

Bệnh đái tháo đường thường gọi là tiểu đường, tình trạng rối loạn chuyển hóa với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin hoặc cả 2 dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng về chuyển hóa đường, protein, lipid và chất khoáng.

 

Để chẩn đoán chính xác một người có bị bệnh tiểu đường hay không bác sĩ cần chỉ định thực hiện xét nghiệm máu. Theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Đái tháo đường Thế giới (ADA) xác nhận vai trò quan trọng của xét nghiệm HbA1c trong việc chẩn đoán và tầm soát các bệnh lý liên quan đến đường huyết. Có thể thực hiện bất kỳ thời gian nào trong ngày, thậm chí ngay sau bữa ăn.

 

Năm 2019 thế giới ghi nhận có 463 triệu người trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi mắc bệnh tiểu đường, số người dự đoán mắc bệnh tiểu đường tăng lên 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi trong vòng 10 qua. Ước tính trung bình cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh đái tháo đường, cứ 2 người có 1 người không biết mình mắc bệnh. 

 

Glucose (đường) là một chất cần thiết cho cơ thể. Đường từ thực phẩm chuyển hóa thành năng lượng, nuôi dưỡng tế bào và dự trữ trong gan. Máu vận chuyển đường giúp các tế bào hấp thụ dinh dưỡng. Quá trình trao đổi chất bất thường khiến tế bào không hấp thụ được đường, hậu quả là đường tích tụ lại trong máu. Sự tích lũy đường theo thời gian khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

 

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại chính gồm tiểu đường típ 1, tiểu đường típ 2 và tiểu đường thai kỳ.

 

Có nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh tiểu đường gồm: thói quen ăn uống nhiều đường và chất béo, béo phì, mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, kháng insulin, bệnh sử bản thân và gia đình mắc bệnh tiểu đường, căng thẳng hoặc rối loạn lo âu kéo dài.

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh tiểu đường khó phát hiện bởi dấu hiệu mờ nhạt. Thường được bác sĩ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc đã có dấu hiệu rõ của bệnh tiểu đường như mệt mỏi thường xuyên, nhanh đói nhanh khát, đi tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân không rõ nguyên nhân, vết thương lâu lành, suy giảm thị lực, cảm giác tê bì tay chân…

 

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát và điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể, gây tổn thương mạch máu, tim, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp và tăng nguy cơ tiền sản giật thai kỳ, một biến chứng sản khoa trong thai kỳ.

 

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ khởi phát và biến chứng bệnh tiểu đường. Duy trì vận động mỗi ngày, chế độ ăn uống giảm đường, tăng chất xơ để làm chậm sự hấp thụ đường vào trong máu, tăng mức cholesterol HDL tốt có lợi cho sức khỏe tim mạch.

 

Cần thiết khám tầm soát bệnh tiểu đường và biến chứng bệnh tiểu đường nếu có yếu tố nguy cơ cao. Mục đích giúp phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn để có hướng phòng bệnh hiệu quả và điều trị kịp thời. Người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch, tiền tiểu đường, rối loạn lipid máu cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, quan trọng là ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. 

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được thực hiện tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Đặt hẹn khám bệnh: http://ansinh.info/Dangkykham.aspx

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]