Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe. Bác sĩ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) có thể dự đoán nguy cơ bệnh tật do béo phì ở một người. Công thức tính BMI lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). BMI trên 25 được xem là thừa cân, BMI trên 30 được xem là béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức trong cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe. Bác sĩ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) có thể dự đoán nguy cơ bệnh tật do béo phì ở một người.
Công thức tính BMI lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). BMI trên 25 được xem là thừa cân, BMI trên 30 được xem là béo phì.
Năm 1990 đến năm 2022, tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 tuổi đến 19 tuổi mắc bệnh béo phì đã tăng gấp 4, tỷ lệ người lớn từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh béo phì tăng gấp 2. Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ người mắc bệnh béo phì, trong đó có 650 triệu người trưởng thành, 340 triệu thanh thiếu niên và 39 triệu trẻ em. Các con số này vẫn đang tiếp tục tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thừa cân béo phì đã được WHO cảnh báo là đại dịch trên thế giới, nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính có tính chất nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Đây là tình trạng sức khỏe cần được theo dõi và điều trị.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm tất cả các nguyên nhân tử vong, tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol LDL, rối loạn lipid máu, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường típ 2, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư.
Nguyên nhân thừa cân béo phì do sự mất cân bằng năng lượng giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tiêu hao. Thói quen sinh hoạt và ăn uống góp phần gây ra tình trạng này. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, gà rán, khoai tây chiên, trà sữa, nước ngọt có ga… Cuộc sống gia đình và công việc quá bận rộn, căng thẳng, ít có thời gian hoạt động thể chất. Ngoài ra, thừa cân béo phì có thể do yếu tố di truyền hoặc mắc bệnh nội tiết như suy giáp, cường giáp, hội chứng cushing, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)...
Phân loại thừa béo phì là một trong những bước cần thực hiện đầu tiên để có chiến lược kiểm soát và ngăn ngừa tác động tiêu cực của béo phì đến sức khỏe tổng thể.
Béo phì ở trẻ em được bác sĩ xem xét dựa vào chỉ số BMI, cân nặng và các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết. Béo phì ở trẻ thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Chỉ số BMI lớn hơn 20% so với mức tiêu chuẩn.
- Mỡ tích tụ nhiều trên cơ thể như bụng, cằm, ngực, cánh tay, đùi.
- Di chuyển chậm, vận động khó khăn.
- Nhanh đói, luôn có cảm giác thèm ăn ngọt, đồ chiên xào.
- Lượng thức ăn tăng dần, không thích ăn rau xanh.
Béo phì ở người trưởng thành được bác sĩ xem xét dựa vào chỉ số BMI, cân nặng và các xét nghiệm như điện tim, huyết áp, mỡ máu, đường huyết, tuyến giáp, gan mật… Có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Cân nặng tăng nhanh, khó kiểm soát.
- Đau lưng, đau chân, đau khớp khi đi lại nhiều.
- Suy giãn tĩnh mạch.
- Khó thở, hụt hơi khi gắng sức, leo cầu thang.
- Tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu.
- Cảm xúc thay đổi, căng thẳng trong thời gian dài
- Ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu
- Ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ
- Phụ nữ sau sinh, chu kỳ kinh bất thường
Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các rối loạn chức năng đang có xu hướng tăng nhanh ở người trẻ tuổi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giảm cân nếu bị thừa cân béo phì. Bạn sẽ cảm nhận sức khỏe tổng thể thay đổi tích cực khi chỉ cần giảm từ 1 đến 2 ký cân nặng. Nếu không thể kiểm soát sự tăng cân, bạn nên đến bệnh viện thăm khám tư vấn bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán chính xác và có giải pháp điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:
Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271
Bệnh viện An Sinh
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn
* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ
Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.