Nhồi máu cơ tim, tiếng anh là myocardial infarction, tình trạng lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn bởi huyết khối (cục máu đông) gây tắc nghẽn động mạch vành. Nhồi máu cơ tim là biến chứng tim mạch nghiêm trọng, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu.
Nhồi máu cơ tim, tiếng anh là myocardial infarction, tình trạng lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn bởi huyết khối (cục máu đông) gây tắc nghẽn động mạch vành. Nhồi máu cơ tim là biến chứng tim mạch nghiêm trọng, gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu.
Nhồi máu cơ tim gồm các giai đoạn:
- Nhồi máu cơ tim cấp tính, bệnh khởi phát từ 1 giờ đến 3 giờ, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở mọi độ tuổi.
- Nhồi máu cơ tim bán cấp, bệnh khởi phát từ 5 giờ đến 12 giờ, tình trạng phổ biến.
- Nhồi máu cơ tim mạn tính, bệnh khởi phát từ vài ngày đến vài tuần.
Các giai đoạn nhồi máu cơ tim khác nhau sẽ có các triệu chứng biểu hiện không giống nhau. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch định hướng điều trị dựa vào tình trạng và giai đoạn nhồi máu cơ tim.
Do không thể xác định chính xác mức độ tổn thương vùng cơ tim bị hoại tử, nhồi máu cơ tim được phân loại theo nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI) qua quan sát sự thay đổi của sóng Q và có hoặc không có độ cao của đoạn ST chênh lên được ghi nhận qua kết quả đo điện tim cơ bản (ECG).
Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI), chiếm 20% trong số các trường hợp bị nhồi máu cơ tim, xảy ra khi một phần mạch vành bị tắc nghẽn dẫn đến tổn thương cơ tim do không nhận đủ oxy. Tình trạng này ít có dấu hiệu, đôi khi chỉ xuất hiện cơn đau ngực thoáng qua và khó nhận biết trên điện tim cơ bản (ECG).
Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI), chiếm 30% trong số các trường hợp bị nhồi máu cơ tim, xảy ra khi một hoặc các nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, khiến phần lớn cơ tim không nhận đủ lượng máu nuôi. Tình trạng này xuất hiện triệu chứng đau tim nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng và thể hiện rõ trên điện tim cơ bản (ECG).
Cả hai dạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI), đều làm tổn thương tim nghiêm trọng. Diễn biến rất nhanh, mỗi phút trôi qua có thể hủy diệt hàng triệu tế bào cơ tim không thể phục hồi nếu không được phát hiện và cấp cứu điều trị kịp thời ngay trong giờ vàng.
Nhồi máu cơ tim tổn thương chủ yếu ở tâm thất trái (LV), có thể tổn thương tới tâm thất phải (RV) hoặc tâm nhĩ.
Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhồi máu cơ tim:
- Nam giới từ 45 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên
- Hút nhiều thuốc lá
- Rối loạn lipid máu
- Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Tuyến giáp, suy giáp, cường giáp
- Ít vận động, béo phì
- Bệnh sử gia đình mắc bệnh tim mạch
Khám tầm soát nhồi máu cơ tim tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh thường được thực hiện như sau:
Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Thực hiện cận lâm sàng, bác sĩ chỉ định dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, triệu chứng tim mạch và nhu cầu thăm khám của mỗi người.
- Đo điện tim cơ bản (ECG): đánh giá hoạt động của tim, nhịp tim.
- Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng tim và các chức năng liên quan đến tim (gan, thận…)
- Siêu âm tim: đánh giá cấu trúc, chức năng và bệnh lý tim.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): đánh giá mức độ vôi hóa của mạch máu.
Ngoài ra, chụp động mạch vành (DSA) là kỹ thuật chẩn đoán tim mạch chuyên sâu vì xác định được chính xác vị trí tim tổn thương kết hợp can thiệp mạch vành qua da. Bác sĩ chỉ định thực hiện ngay với bệnh nhân được xác định STEMI có biến chứng như đau ngực dai dẳng, hạ huyết áp, các chất chỉ điểm sinh học về tim tăng rõ rệt, rối loạn nhịp tim không ổn định hoặc thực hiện sau 24 giờ đến 48 giờ với bệnh nhân được xác định NSTEMI không có biến chứng.
Y học hiện đại đã mang đến nhiều cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn trước khi bệnh xuất hiện dấu hiệu. Nhồi máu cơ tim được phát hiện sớm tăng khả năng điều trị khỏi bệnh và khả năng hồi phục của cơ thể. Khám tầm soát nhồi máu cơ tim là một cách phòng bệnh chủ động, chủ động loại bỏ thói quen có tác động xấu đến sức khỏe tim mạch, chủ động thay đổi phong cách sống để luôn giữ được một trái tim khỏe mạnh với những nhịp đập đều đặn, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:
Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271
Bệnh viện An Sinh
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn
* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ
Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.