Kiến thức y học

Căng thẳng mạn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau

Cập nhật lúc: 8:52:44 SA - 05/11/2024

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các rối loạn liên quan đến stress (căng thẳng), gọi chung là căng thẳng, đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động toàn cầu. Căng thẳng làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất khác nhau.

 



 

Căng thẳng tác động mạnh mẽ tới sức khỏe tổng thể.

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các rối loạn liên quan đến stress (căng thẳng), gọi chung là căng thẳng, đang trở thành vấn đề sức khỏe đáng báo động toàn cầu. Căng thẳng làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất khác nhau.

 

Căng thẳng là phản ứng ngắn hạn với một điều gì đó xảy ra một vài lần hoặc là phản ứng dài hạn với một điều gì đó xảy ra liên tục. Cơ thể chúng ta được trang bị tốt để xử lý căng thẳng ngắn hạn, không có tác động dài hạn. Khi căng thẳng trở nên lâu dài và mãn tính có thể gây ra tác động tiêu cực đến cơ thể.

 

Căng thẳng ảnh hưởng tới tất cả các chức năng của cơ thể bao gồm hệ tim mạch, cơ xương, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sinh sản. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất là các bệnh lý khác nhau hoàn toàn về bản chất nhưng chúng có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

 

Căng thẳng không chỉ là vấn đề sức khỏe tâm thần, căng thẳng không được giải quyết có thể dẫn đến nhiều vấn đề mạn tính bao gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường típ 2 và viêm khớp. Một trong những tác động tiêu cực của căng thẳng có thể thúc đẩy xuất hiện cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Có nhiều yếu tố kích hoạt phản ứng căng thẳng, chẳng hạn như các tình huống nguy hiểm, áp lực tâm lý, thời hạn công việc gấp rút, trước những kỳ thi vượt cấp hoặc sự kiện thể thao quan trọng... Thông thường, các tác động vật lý của căng thẳng không kéo dài. Tuy nhiên, một số người sẽ cảm thấy cơ thể rơi vào trạng thái gắng sức do cảnh giác cao độ. Khi cảm thấy lo lắng và sợ hãi quá mức, cơ thể sẽ giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol khiến cơ bắp căng cứng và nhạy cảm hơn với cơn đau trong khi làm tăng tình trạng viêm.

 

Căng thẳng không phải lúc nào cũng là yếu tố nguy hại cho sức khỏe, một chút căng thẳng trong cuộc sống có thể thúc đẩy mục tiêu công việc hoàn thành sớm hơn dự định hoặc cảm thấy có động lực phấn đấu phát triển tốt hơn. Mặc dù căng thẳng loại này có thể gây ra các triệu chứng thể chất tạm thời như nhịp tim đập nhanh hơn hoặc đổ nhiều mồ hôi.

 

Tiếp xúc lâu dài với căng thẳng độc hại khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau đầu, chóng mặt, run rẩy
  • Huyết áp thay đổi
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Tăng hoặc giảm cân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Kiệt sức, mệt mỏi, trầm cảm,
  • Giảm khả năng chịu đựng, rối loạn các chức năng.

 

Căng thẳng là một phần của cuộc sống trong thời đại công nghệ số. Căng thẳng cần được kiểm soát trước khi gây hại cho sức khỏe con người. Nếu bị căng thẳng “tấn công”, quá trình hồi phục sức khỏe sau căng thẳng có thể mất vài tháng, cơ thể cũng trở nên nhạy cảm hơn với căng thẳng trong nhiều năm tới. Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn cần đảm bảo đủ sức khỏe để quay lại với công việc. Hãy bắt đầu với những việc nhỏ vì môi trường làm việc căng thẳng cũng trở thành một thách thức đối với sức khỏe não bộ.

 

Căng thẳng là tình trạng sức khỏe cần được kiểm soát và điều trị. Nếu bạn nhận thấy cơ thể “quá tải”, vượt quá sức chịu đựng kèm theo các triệu chứng căng thẳng kể trên xuất hiện liên tục với mức độ nặng dần, bạn cần đến ngay bệnh viện thăm khám bác sĩ để được tư vấn kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời trước khi có diễn biến nghiêm trọng.

 

Lối sống năng động là giải pháp đơn giản giúp tối ưu sức khỏe và tránh căng thẳng. Hãy mạnh dạn loại bỏ mọi yếu tố gây nhiễu có thể làm tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ. Tập trung cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất sẽ thúc đẩy sức khỏe tinh thần khỏe mạnh, hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian phục hồi sau giai đoạn căng thẳng mãn tính. Vận động nhiều hơn, ăn uống cân bằng, ưu tiên chất lượng giấc ngủ, luôn tự tạo cho bản thân có đời sống tinh thần phong phú là nguồn năng lượng tích cực và cần thiết cho sức khỏe tổng thể.

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]