Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” với chủ đề “Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi bước qua tuổi 50”

Cập nhật lúc: 10:55:11 SA - 26/10/2024

Ở tuổi 50 trở lên, đây được xem là thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời khi gia đình và sự nghiệp đã có nền tảng vững chắc. Phần lớn mọi người thường đặt yếu tố sức khỏe phía sau sự nghiệp và hạnh phúc gia đình mà quên mất rằng có sức khỏe là có tất cả. Bạn có đang trong trạng thái ấy? Tuổi tác là yếu tố thúc đẩy cơ thể diễn ra nhiều sự đổi thay mờ nhạt nên không ai để ý nhận biết. 

 



 

Ở tuổi 50 trở lên, đây được xem là thời kỳ đỉnh cao của cuộc đời khi gia đình và sự nghiệp đã có nền tảng vững chắc. Phần lớn mọi người thường đặt yếu tố sức khỏe phía sau sự nghiệp và hạnh phúc gia đình mà quên mất rằng có sức khỏe là có tất cả. Bạn có đang trong trạng thái ấy?

 

Tuổi tác là yếu tố thúc đẩy cơ thể diễn ra nhiều sự đổi thay, thường thì sự thay đổi diễn ra rất mờ nhạt nên không ai để ý nhận biết. Sự thay đổi sức khỏe, thể chất và tinh thần, được nhận thấy rất rõ khi bước qua tuổi 50. Lúc này, các cơ quan chức năng bên trong cơ thể sau thời gian căng mình đối diện với áp lực cuộc sống và công việc sẽ bắt đầu giảm dần tốc độ và hoạt động chậm lại. Đó là lý do càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh mạn tính.

 

Thông thường, bác sĩ trước khi đưa ra chẩn đoán và quyết định điều trị, thường kết hợp nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, thói quen lối sống, bệnh sử bản thân gia đình, các chỉ số kiểm tra sức khỏe, mức độ và tần suất các triệu chứng, khả năng ứng phó căng thẳng trong công việc và cuộc sống…

 

Một đặc điểm chung của các bệnh lý mạn tính thường diễn biến thầm lặng trong thời gian dài trước khi có biểu hiện rõ ràng. Tình trạng nhồi máu cơ tim hay đột quỵ cũng vậy, sự tổn thương động mạch hay các mạch máu dẫn đến tim và não nguyên nhân chủ yếu do sự tích tụ cholesterol dư thừa tạo thành các mảng xơ vữa, dày lên gây hẹp lòng mạch hoặc vỡ ra gây tắc nghẽn lòng mạch, khiến lượng máu đến tim và não giảm hoặc ngưng đột ngột. Hàng triệu tế bào cơ tim và não có thể bị hủy diệt rất nhanh chỉ trong vài phút nếu không nhận đủ máu nuôi giàu oxy.

 

Nếu trước đây, tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường gặp từ độ tuổi trung niên trở lên thì nay đang được báo động ở người trẻ và rất trẻ do thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh chứa nhiều muối và dầu mỡ, ngồi nhiều ít vận động. Với các cơn đau tim, mỗi giây đều có giá trị, vì vậy bạn không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, để không bỏ lỡ thời gian vàng để được điều trị khỏi bệnh và tránh các di chứng về sau.

 

Tận hưởng niềm vui tuổi tác trong thời đại công nghệ số được xem là một phong cách sống hiện đại, thúc đẩy mọi người hướng đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân một cách chủ động và toàn diện, khuyến khích mọi người mọi độ tuổi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp, hiện đại và mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” với chủ đề “Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi bước qua tuổi 50”, Tiến sĩ Bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh sẽ chia sẻ với bạn một số lưu ý quan trọng trong việc khám tầm soát sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý mạn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên để có sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

Cơ thể sẽ thay đổi như thế nào khi bước qua tuổi 50?

Tốc độ lão hóa của cơ thể bắt đầu tăng tốc khi bước qua tuổi 50. Chức năng cơ tim co bóp chậm lại, các mạch máu bị hao mòn và đàn hồi kém, điều đó gây áp lực lên hệ tuần hoàn dẫn đến rối loạn các chức năng bên trong cơ thể. Sức khỏe thể chất suy giảm rõ rệt, cơ bắp kém săn chắc, khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng chậm lại. Gặp khó khăn với giấc ngủ, sức khỏe tinh thần dễ bị tác động bởi sự thay đổi bên trong cơ thể và bên ngoài cuộc sống. Không ai có thể kiểm soát tuổi tác hoặc yếu tố di truyền, tất cả những điều bạn có thể làm để giảm tốc độ lão hóa để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hạnh phúc là luôn duy trì các thói quen tốt, thường xuyên theo dõi sức khỏe và lắng nghe cơ thể.

 

Những vấn đề sức khỏe thường gặp từ tuổi 50 trở lên?

Hiện có hơn 9 trong số 10 người lớn tuổi mắc một số bệnh mãn tính và 8 trong số 10 người mắc nhiều hơn một loại bệnh mạn tính nào đó. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh khi lớn tuổi. Các bệnh mạn tính thường gặp ở tuổi từ 50 trở lên bao gồm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, tuyến giáp, tiêu hóa, hô hấp… Các bệnh lý này thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hoặc là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Tình trạng viêm cơ xương khớp, loãng xương, đau vùng thắt lưng cũng khá phổ biến. Sự thay đổi nội tiết có thể gây rối loạn lo âu, thúc đẩy hành vi thiếu lành mạnh. Bệnh tật đi cùng với thuốc lá và rượu bia có thể khiến một người dễ bị trầm cảm hơn. Khó kiểm soát vấn đề bàng quang do yếu tố thần kinh, cơ yếu, mô dày hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư. Thường bị mất ngủ, sức nhìn và sức nghe cũng có xu hướng giảm ở tuổi 50 trở lên. Suy giảm trí nhớ thường không xuất hiện cho đến khi có tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý hoặc tác dụng phụ của bệnh mạn tính.

 

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi bước qua tuổi 50?

Theo Hiệp hội Tim mạch Thế giới (AHA), nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác gia tăng khi bước vào độ tuổi cuối 40 và đầu 50. Hầu hết mọi người không thể nhận biết được nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tim mạch có thể gặp:

  • Tăng cân mất kiểm soát, béo phì, vòng bụng lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thay đổi cảm xúc, căng thẳng, lo lắng quá mức ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tim mạch.
  • Người được chẩn đoán tăng huyết áp, đái tháo đường, tuyến giáp tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Phụ nữ mãn kinh thường có triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, ngủ không ngon giấc dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch.

 

Dấu hiệu bệnh tim mạch nghiêm trọng cần đến bệnh viện ngay?

Một số bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ có dấu hiệu thực thể khá giống với bệnh lý thông thường. Điều này khiến nhiều người chủ quan, bỏ lỡ cơ hội được cứu chữa kịp thời.

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu khác thường bạn cần vào bệnh viện thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Không được chủ quan, chần chừ có thể gây nguy hại đến tính mạng. 

  • Mệt mỏi và giảm khả năng gắng sức, thường cảm thấy mệt toàn thân, thở dốc đi nhanh hoặc leo cầu thang, không đủ sức để đứng thẳng.
  • Khó thở khi thực hiện các động tác gắng sức, tập thể dục, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là khó thở khi nằm.
  • Đau vùng thượng vị, cơn đau này dễ nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày, tuy nhiên, cơn đau do bệnh tim mạch thường âm ỉ và có cảm giác đầy bụng.
  • Đau hai bên quai hàm và vùng cổ là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch.
  • Xuất hiện đột ngột cảm giác đè nén ở vùng trước ngực, sau đó cơn đau lan rộng ra bả vai, tay và chân, đặc biệt là mặt trong cánh tay trái, rồi đến các ngón tay.

 

Khám tầm soát sức khỏe ở tuổi 50 trở lên cần lưu ý những gì?

Khám tầm soát sức khỏe là bước quan trọng trong việc phòng bệnh hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều so với mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và chi phí điều trị sau này. Mục đích quan trọng nhất của khám tầm soát sức khỏe là bạn được bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể, sàng lọc yếu tố nguy cơ gây bệnh, phòng ngừa các vấn đề sức khỏe có thể gặp trong tương lai, chủ động thay đổi lối sống và thói quen lành mạnh và điều trị dự phòng từ sớm nếu phát hiện có vấn đề sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe cần tầm soát từ tuổi 50 trở lên bao gồm tầm soát tim mạch, huyết áp, mỡ máu (lipid máu, cholesterol), tiểu đường, tuyến giáp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thị lực, ung thư (nữ giới: tuyến vú, cổ tử cung, phụ khoa; nam giới: tuyến tiền liệt, đại tràng, trực tràng, phổi).

 

Khi đến khám tầm soát sức khỏe tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và chỉ định danh mục khám tầm soát sức khỏe phù hợp với nhu cầu theo từng độ tuổi và yếu tố nguy cơ.

 

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271 

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi về cho chúng tôi:

  • Email: info@ansinh.com.vn
  • Fanpage: Bệnh Viện An Sinh

 

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” được chúng tôi chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. 

 

 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]