Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” số 32 với chủ đề “Các bệnh lý nội tiết thường gặp”

Cập nhật lúc: 1:47:14 CH - 03/10/2024

Hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều hòa chức năng giữa các cơ quan thông qua các hormon, là các chất hóa học được giải phóng vào máu từ các loại tế bào trong các tuyến nội tiết. Các hormone ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan đích, là một tuyến nội tiết hay một cơ quan khác

 



 

Hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều hòa chức năng giữa các cơ quan thông qua các hormon, là các chất hóa học được giải phóng vào máu từ các loại tế bào trong các tuyến nội tiết. Các hormone ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan đích, là một tuyến nội tiết hay một cơ quan khác. Một số hormone tác động lên tế bào của cơ quan mà chúng được giải phóng hoặc trên cùng một loại tế bào.

 

Các loại hormone có thể là:

  • Peptide, một hoặc nhiều axit amin được liên kết với nhiều kích cỡ khác nhau
  • Steroid, chất dẫn xuất từ cholesterol.
  • Dẫn xuất axit amin 

Tuyến nội tiết ngoại vi được kiểm soát bởi hormone tuyến yên. Trong khi tuyến yên tiết hormone được kiểm soát bởi vùng dưới đồi. Sự tương tác giữa tuyến yên và vùng dưới đồi là một hệ thống kiểm soát có phản hồi. Vùng dưới đồi nhận tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương và gửi tín hiệu đến tuyến yên. Đáp lại, tuyến yên tiết ra hormone kích thích một vài tuyến nội tiết trên cơ thể.

 

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 7 hormone thần kinh vùng dưới đồi quan trọng về mặt sinh lý bệnh. Các hormone thần kinh có thể kiểm soát việc giải phóng các hormone tuyến yên. Dường như tất cả các hormone sản xuất từ vùng dưới đồi và tuyến yên được giải phóng theo nhịp sinh học, kết hợp xen kẽ với nhau. Một số hormone có nhịp sinh học rõ ràng, một số hormone khác có nhịp sinh học tính bằng tháng.

 

Nếu như các hormone tuyến giáp (TSH) tham gia vào quá trình điều chỉnh cấu trúc và chức năng của tuyến giáp thì hormone tăng trưởng (GH) tham gia phần lớn vào quá trình kiểm soát sự tăng trưởng. Các tuyến nội tuyến cũng có xu hướng suy giảm tự nhiên theo tuổi tác, dẫn đến suy giảm các chức năng và góp phần làm gia tăng các rối loạn chuyển hóa đường (glucose), chất béo (lipid) và bệnh mạn tính như tuyến giáp, tim mạch, đái tháo đường, tiêu hóa… ở người lớn tuổi, thậm chí là người trẻ tuổi.

 

Trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” với chủ đề “Các bệnh lý nội tiết thường gặp”, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thế Thành, Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh chia sẻ với bạn kiến thức y học thường thức về bệnh nội tiết giúp bạn chủ động phòng bệnh để luôn có một sức khỏe tốt.

 

Tác động của nội tiết đến sức khỏe như thế nào?

Các tuyến nội tiết có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Nhiệm vụ sản xuất nội tiết, kiểm soát và điều hòa quá trình trao chất, chuyển hóa năng lượng, duy trì khả năng sinh sản, giúp cơ thể phản ứng với căng thẳng hoặc tổn thương.

Chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm:

  • Vùng hạ đồi: kiểm soát cân bằng nước trong cơ thể, nhiệt độ, sự thèm ăn, giấc ngủ và huyết áp.
  • Tuyến yên: kiểm soát chức năng của các tuyến nội tiết ngoại vi.
  • Tuyến tùng: kiểm soát đồng hồ sinh học và giấc ngủ.
  • Tuyến giáp và cận giáp: kiểm soát quá trình trao đổi chất và cân bằng canxi của cơ thể.
  • Tuyến ức: kiểm soát cơ thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt các tế bào bất thường.
  • Tuyến thượng thận: giải phóng các hormone duy trì huyết áp và điều hòa quá trình trao đổi chất.
  • Tuyến tụy: kiểm soát quá trình tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Buồng trứng: cần thiết cho sức khỏe sinh sản, chuyển hóa và đặc tính nữ giới.
  • Tinh hoàn: cần thiết cho sức khỏe sinh sản và đặc tính nam giới.

 

Điều gì khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết?

Các tuyến nội tiết hoạt động không hiệu quả dẫn đế rối loạn là kết quả của:

  • Rối loạn sơ cấp bắt nguồn từ các tuyến nội tiết ngoại vi.
  • Rối loạn thứ phát do rối loạn chức năng nội tại của tuyến yên, sự kém kích thích hoặc kích thích quá mức của tuyến yên và vùng dưới đồi.

Các rối loạn nội tiết có thể dẫn đến sự tăng tiết quá mức hormone gây ra dư (tăng chức năng) hoặc giảm tiết quá mức hormone gây ra thiếu (giảm chức năng). Chẳng hạn như:

Rối loạn chức năng tuyến giáp do tình trạng dư thừa hoặc thiếu hormone tuyến giáp. Dấu hiệu nhận biết mệt mỏi, sụt cân, nhịp tim tăng, căng thẳng, lo âu.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) do tăng tiết androgen làm cản trở sự phát triển của trứng và quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Dấu hiệu nhận biết là rối loạn chu kỳ kinh ở phụ nữ, nhiều mụn trứng cá, béo phì, khó khăn trong việc thụ thai.

Suy tuyến thượng thận do cơ thể giải phóng quá ít hormone cortisol hoặc aldosterone không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể. Dấu hiệu nhận biết là mệt mỏi, đau dạ dày, mất nước.

 

Cơ thể sẽ thế nào nếu mất cân bằng nội tiết?

Chức năng nội tiết không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở dậy thì, phụ nữ mang thai và khả năng kiểm soát căng thẳng. Cơ thể cũng dễ tăng cân, giảm mật độ xương, thiếu năng lượng do đường tích tụ lại quá nhiều trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào nơi cần chuyển hóa năng lượng. Hầu hết người được chẩn đoán bệnh nội tiết đều phàn nàn về tình trạng mệt mỏi kéo dài và thay đổi cảm xúc.

Bạn cần thăm khám bác sĩ ngay nếu:

Nhịp tim thay đổi

Mắt nhìn mờ, da sạm nám

Yếu cơ, xương

Đường trong máu tăng

Lượng canxi tăng

Huyết áp tăng hoặc giảm

Cân nặng thay đổi không rõ nguyên nhân

Giảm ham muốn tình dục

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Khó khăn trong việc thụ thai và mang thai

 

Các bệnh nội tiết thường gặp?

Các vấn đề nội tiết tùy theo tuyến nội tiết cụ thể, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nội tiết cụ thể nào đó. Nội tiết phát tín hiệu cảnh báo bắt đầu từ các rối loạn chuyển hóa nhỏ cho tới khi phát triển các bệnh mạn tính. Điều trị nội tiết chủ yếu là điều trị nội khoa nếu thay đổi lối sống không cải thiện tình trạng.  

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh nội tiết phổ biến nhất. Hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng, trong đó 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh và 24% biến chứng về thận.

Bệnh tuyến giáp, bướu giáp, suy giáp, cường giáp

Suy tuyến yên

Bệnh to đầu chi

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Dậy thì sớm, các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến tăng trưởng.

Hội chứng Cushing, bệnh Addison, hội chứng Crohn… thường không được phát hiện sớm do triệu chứng không rõ ràng, làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Phòng bệnh nội tiết như thế nào?

Phòng bệnh nội tiết điều quan trọng nhất là giữ cân bằng các hormone trong cơ thể. Một số hormone nằm trong tầm kiểm soát, số còn lại thì không. Ở mặt tích cực khi nội tiết tham gia vào quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển ở một người. Ở tiêu cực khi nội tiết là nguyên nhân gây ra các rối loạn chuyển hóa phổ biến. Tình trạng mất cân bằng hormone không được kiểm soát và điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

 

Chúng ta không thể kiểm soát sự tăng hay giảm tiết hormone, nhưng chúng ta có thể tác động đến chúng thông qua thói quen sinh hoạt và hoạt động hàng ngày để kích hoạt các hormone duy trì sự khỏe mạnh lâu dàiNhững loại thực phẩm chúng ta chọn ăn hoặc uống có thể khiến nồng độ hormone của chúng ta tăng hoặc giảm. Trọng lượng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách hoạt động của tuyến nội tiết trong cơ thể.

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

Đặt hẹn khám bệnh: http://ansinh.info/Dangkykham.aspx

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi về cho chúng tôi:

  • Email: info@ansinh.com.vn
  • Fanpage: Bệnh Viện An Sinh

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” được chúng tôi chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. 

 

 

   

Các tin tức khác:
[Trở về]