Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số 28 với chủ đề “Thay đổi thói quen giúp giảm nguy cơ tim mạch”

Cập nhật lúc: 11:48:49 SA - 05/09/2024

Bệnh lý tim mạch luôn là một chủ đề nóng khi nói đến các vấn đề sức khỏe. Mối lo sợ của rất nhiều người vì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, bệnh tim mạch lấy đi khoảng 200.000 người Việt mỗi năm. Tăng mỡ máu là yếu tố dự báo bệnh tim bệnh, phần lớn có liên quan đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa…

 



 

Bệnh lý tim mạch luôn là một chủ đề nóng khi nói đến các vấn đề sức khỏe. Mối lo sợ của rất nhiều người vì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, bệnh tim mạch lấy đi khoảng 200.000 người Việt mỗi năm.

 

Tăng mỡ máu là yếu tố dự báo bệnh tim bệnh, phần lớn do có liên quan đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch như béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa… Thực tế, tình trạng tăng mỡ máu có tác động trực tiếp đến cơ tim, góp phần gây ra các bất thường liên quan đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

Phần lớn tăng mỡ máu do cơ thể dư thừa chất béo được chuyển hóa từ thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, tạo thành các mô mỡ bám xung quanh vùng bụng. Vòng bụng lớn, đối với nam giới trên 100 cm, đối với nữ giới trên 80 cm được xem là yếu tố dự đoán bệnh tim mạch. Vòng bụng lớn còn cảnh báo về nguy cơ đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) ở cả nam và nữ giới.

 

Cân bằng trong cuộc sống là yếu tố quyết định để có một trái tim khỏe mạnh và đập những nhịp đập đều đặn cùng với tuối tác. Cân bằng trong chế độ ăn uống, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động năng suất là điều rất cần thiết. Các loại thực phẩm lành mạnh thúc đẩy cơ thể tăng sức đề kháng, mau chóng hồi phục và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có giảm nguy cơ biến chứng và tử vong do bệnh tim mạch cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch.

 

Trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” tuần này với chủ đề “Thay đổi thói quen giúp giảm nguy cơ tim mạch”, Tiến sĩ Bác sĩ CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh sẽ chia sẻ những tác động của lối sống tới sức khỏe tim mạch. Qua đó, bạn biết cách thay đổi thói quen chưa tốt thành thói quen tốt, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

 

Tại sao thay đổi lối sống là yếu tố quyết định đối với sức khỏe tim mạch?

 

Lối sống tác động rất nhiều đến sự hình thành và diễn tiến bệnh tim mạch. Theo Hội Tim mạch Thế giới (AHA) đã đưa ra khuyến cáo mới nhất về 8 lối sống có lợi cho sức khỏe tim mạch. Đây cũng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, là phương pháp điều trị bổ sung cần thiết cho mọi tiến trình điều trị bệnh tim mạch gồm có:

1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

2. Vận động thế chất thường xuyên

3. Không tiếp xúc với khói thuốc lá

4. Chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh  BMI dưới 18,5 đến 24,9

5. Kiểm soát chỉ số mỡ máu

6. Kiểm soát chỉ số đường huyết

7. Kiểm soát chỉ số tăng huyết áp

8. Chăm sóc giấc ngủ, ngủ ngon và đủ giấc mỗi đêm

 

 

Lối sống nào có tác động tích cực với sức khỏe tim mạch?

- Lối sống năng động sẽ tăng sức mạnh cho cơ tim, nhờ đó mà tim bơm máu tốt hơn. Hãy tìm một hoạt động yêu thích và tập luyện thường xuyên là cách dễ dàng thực hiện và có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

- Lối sống có chế độ ăn uống lành mạnh giúp làm sạch các mạch máu, giảm sự tích tụ mảng bám gây hẹp hoặc tác động mạch, máu lưu thông thuận lợi đến tim và các cơ quan trong cơ thể.

- Lối sống không khói thuốc lá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh không bị nhiễm tạp chất độc hại như nicotin, sẽ tạo ra một trái tim khỏe mạnh.

- Lối sống kiểm soát tốt căng thẳng giúp ổn định huyết áp, đảm bảo chất lượng giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo và vui vẻ rất quan trọng cho hoạt động tim mạch.

 

 

Tại sao tình trạng rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ tim mạch?

 

Rối loạn mỡ máu xảy ra khi chỉ số xét nghiệm mỡ máu gồm cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và Triglycerid (chất béo trung tính) vượt ngưỡng cho phép. Yếu tố góp phần hình thành các mảng xơ vỡ gây bít tắc hoặc hẹp động mạch, ngăn cản dòng máu chảy đến tim và các cơ quan khác. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch nghiêm trọng như bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng không thể phục hồi nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời trong khung giờ vàng, khoảng từ 1 – 2 giờ đầu kể từ lúc bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau tim.

 

 

Có cần tập luyện gắng sức nếu muốn cải thiện sức khỏe tim mạch?

 

Đi bộ được xem là hình thức tập luyện ít ưu việt hơn so với chạy bộ vì chỉ tạo ra sự thay đổi nhỏ với sức khỏe thể chất nhưng lại có tác động chuyển biến mạnh mẽ đối với sức khỏe tim mạch. Quan trọng vẫn là thói quen tập luyện vừa sức và đều đặn thường xuyên mỗi ngày. Đôi khi, tập luyện gắng sức tạo ra tác dụng ngược, gây áp lực căng thẳng cho tim, thực tế vẫn có người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi đang tập luyện. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người trưởng thành vận động vừa sức ít nhất 30 phút ngày, 150 phút mỗi tuần như đi bộ, khiêu vũ, dọn dẹp nhà cửa… hoặc vận động gắng sức 15 phút mỗi ngày, 75 phút mỗi tuần như chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang…

 

 

Lợi ích của axít béo omega-3 đối với sức khỏe tim mạch?

 

Các bằng chứng nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện kết quả điều trị bệnh tim mạch. Mặc dù, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ axit béo omega-3 có nguồn gốc từ thực vật (tức là ALA) hoặc axít béo omega-3 có nguồn gốc từ cá (tức là DHA, EPA) có tác dụng hiệu quả hơn với sức khỏe tim mạch nhưng cả hai đều được khuyến cáo nên là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Thế giới (AHA) nên ăn có ít nhất từ 2 đến 3 bữa cá béo mỗi tuần. Đối với người có chế độ ăn thuần thực vật cũng có thể bổ sung đủ lượng axít béo omega-3 từ đậu nành, đậu phộng, quả bơ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, dầu cải, dầu ô-liu… Một khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe tim mạch bao gồm 1/2 các loại rau, 1/4 carbohydrate và 1/4 protein, cùng với các loại dầu và gia vị tự nhiên. 

 

Bạn có thể tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi về cho chúng tôi:

  • Email: info@ansinh.com.vn
  • Fanpage: Bệnh Viện An Sinh

Chuyên mục “BẠN HỎI BÁC SĨ TRẢ LỜI” được chúng tôi chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn. Mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. 

 

  

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]