Kiến thức y học

Căng thẳng thể chất và cảm xúc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ

Cập nhật lúc: 9:32:11 SA - 28/05/2024

Hội chứng trái tim tan vỡ là tên gọi của bệnh cơ tim Takotsubo trước đây, một dạng stress cơ tim phát triển do căng thẳng nghiêm trọng về mặt cảm xúc hoặc thể chất. Tình trạng này khác với cơn đau tim nhưng có thể gây nguy hiểm dẫn đến tử vong.

 



 

Hội chứng trái tim tan vỡ là tên gọi của bệnh cơ tim Takotsubo trước đây, một dạng stress cơ tim phát triển do căng thẳng nghiêm trọng về mặt cảm xúc hoặc thể chất. Tình trạng này khác với cơn đau tim nhưng có thể gây nguy hiểm dẫn đến tử vong.

 

Triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ rất giống và có thể gây nhầm lẫn với cơn đau tim, bao gồm đau thắt ngực, khó thở và nhịp tim không đều. Tuy nhiên, các xét nghiệm kiểm tra chức năng tim mạch, bác sĩ khó có thể phát hiện sự tắc nghẽn hoặc sự thay đổi tim dựa trên các kết quả cận lâm sàng.

 

Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về hội chứng trái tim tan vỡ, dấu hiệu xuất hiện, cách chẩn đoán và những điều có thể mong đợi đối với việc điều trị và khả năng phục hồi.

 

Mối liên hệ giữa hội chứng trái tim tan vỡ, căng thẳng và đau ngực là gì?

Hội chứng trái tim tan vỡ là một bệnh cơ tim, tình trạng xảy ra khi cơ tim suy yếu và kém hiệu quả trong việc bơm máu đi khắp cơ thể. Có nhiều loại bệnh cơ tim, mỗi loại sẽ có nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ khác nhau.

 

Trong các sự kiện căng thẳng, chẳng hạn như mất người thân hoặc thảm họa thiên nhiên, hormone gây căng thẳng gọi là catecholamine sẽ tích tụ lại đến mức độc hại bên trong cơ thể. Cơ chế chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hormone catecholamine được cho là có vai trò quan trọng dẫn đến stress oxy hóa, thay đổi nồng độ canxi và lưu lượng máu, xuất hiện triệu chứng đau ngực và khó thở.

 

Cơn đau tim xuất hiện do cục máu đông gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của lưu lượng máu qua các buồng tim, dẫn đến đau ngực. Đối với hội chứng trái tim tan vỡ, căng thẳng làm thay đổi hoạt động của tim tạm thời, dẫn đến cùng một loại đau. Tuy nhiên, hội chứng trái tim tan vỡ không phải do tắc nghẽn cục máu đông.

 

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là thuật ngữ y học để nói về chứng đau ngực. Tình trạng này xảy ra khi tim không nhận đủ oxy. Đau ngực rất dễ gây nhầm lẫn vì triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác. Bạn không thể xác định nguyên nhân gây đau ngực chỉ bằng cảm giác chủ quan của bản thân. Vì vậy bạn nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nếu gặp phải triệu chứng đau ngực.

 

Sự khác nhau giữa triệu chứng đau tim và đau ngực

Người mắc hội chứng trái tim tan vỡ thường phải nhập viện cấp cứu, triệu chứng và biểu hiện tương tự với cơn đau tim bao gồm:

  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Nhịp tim không đều, rối loạn nhịp tim 

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau ngực. Đánh giá kết quả điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, xem xét liệu bạn có bị đau tim hay không.

 

Điều trị hội chứng trái tim tan vỡ

Khoảng 9% trường hợp mắc hội chứng trái tim tan vỡ dẫn đến tử vong. Còn đối với nhiều người khác, tình trạng này chỉ là xuất hiện tạm thời. Quá trình hồi phục sau hội chứng trái tim tan vỡ thường mất vài tuần. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch lâu dài sau giai đoạn cấp tính của bệnh cơ tim Takotsubo. Điều trị hiệu quả hội chứng trái tim tan vỡ bắt đầu bằng việc chẩn đoán chính xác, điều này có thể là một thử thách.

 

Nhập viện và điều trị cấp cứu

Bác sĩ chỉ định điều trị Hội chứng trái tim tan vỡ chỉ định điều trị bằng thuốc không phải phẫu thuật để giảm triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị loại bệnh cơ tim này bao gồm: 

  • Thuốc chẹn beta để tăng cường chức năng tim trái
  • Thuốc ức chế chuyển đổi Angiotensin (ACE) để cải thiện lưu lượng máu, thư giãn cơ tim và hạ huyết áp
  • Thuốc làm loãng máu và thuốc chống tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông
  • Statin và các loại thuốc giảm cholesterol giúp kiểm soát huyết áp và các tình trạng tắc nghẽn bổ sung
  • Levosimendan, làm tăng độ nhạy cảm của tim với canxi và giảm áp lực hoạt động cho tim

 

Các phương pháp điều trị khác nhau và thời gian nằm viện kéo dài có thể cần thiết nếu phát triển các biến chứng do hội chứng trái tim tan vỡ, chẳng hạn như:

  • Sốc tim: Lưu lượng máu giảm đột ngột do rối loạn chức năng tim
  • Suy tim: Suy giảm vĩnh viễn chức năng của cơ tim
  • Cục máu đông: Nhóm tế bào máu có thể thu thập và ngăn chặn lưu lượng máu
  • Rối loạn nhịp tim: Những thay đổi trong nhịp tim tự nhiên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

 

Một số loại thuốc điều trị hội chứng trái tim tan vỡ dự phòng hoặc cấp tính phải được thực hiện tại bệnh viện nếu đường dùng thuốc tiêm tĩnh mạch. Nếu bạn cần điều trị liên tục bằng các loại thuốc như thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế thụ thể ACE thì những loại thuốc này có thể chuyển đổi sang dạng thuốc uống sau khi ra viện.

 

Bệnh tim mạch được điều trị như thế nào?

Hội chứng trái tim tan vỡ có thể là một cái tên gây nhầm lẫn cho bệnh cơ tim Takotsubo. Mặc dù, căng thẳng cảm xúc cực độ có thể gây ra tình trạng liên quan đến bệnh cơ tim này. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các yếu tố căng thẳng thể chất là nguyên nhân phổ biến nhất.

Ví dụ về các tác động vật lý có liên quan đến hội chứng trái tim tan vỡ bao gồm:

Chấn thương, phẫu thuật, lên cơn hen suyễn hoặc sốc phản vệ, khiến adrenaline tăng vọt

Các bệnh vi mạch ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu

Các tình trạng mạn tính góp phần gây căng thẳng thể chất, như đái tháo đường, ung thư và trầm cảm.

Tương tác thuốc, sự kết hợp của một số loại thuốc chẳng hản như thuốc ức chế ACE và thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn nhịp tim, hóa trị điều trị bệnh ung thư.

Tình trạng tâm thần như rối loạn lo âu hoặc sử dụng chất gây nghiện.

Thay đổi nội tiết tố

Rối loạn di truyền 

 

Tầm soát chẩn đoán cơn đau tim và hội chứng trái tim tan vỡ 

Triệu chứng của hội chứng trái tim tan vỡ giống như hội chứng tim cấp tính (ACS). Bác sĩ cân nhắc chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán để loại trừ cơn đau tim.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng tim cơ bản gồm:

  • Đo điện tâm đồ (điện tim cơ bản, ECG)
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra men tim.
  • Chẩn đoán hình ảnh, chụp động mạch hoặc các thủ thuật khác để kiểm tra trực tiếp cấu trúc và lưu lượng máu trong tim. 

Bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để loại trừ cơn đau tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch khác có thể kèm theo triệu chứng đau ngực. Hội chứng trái tim tan vỡ được xem xét và điều trị khi xác định được nguyên nhân và loại trừ các yếu tố không liên quan khác.

 

Thời gian phục hồi khi bắt đầu điều trị

Khoảng 90% người được chẩn đoán mắc hội chứng trái tim tan vỡ sẽ hồi phục sau 4 đến 8 tuần. Nguy cơ tái phát có thể xảy ra ở người đã có biến chứng khi bắt đầu mắc bệnh hoặc mắc các tình trạng bệnh lý phức tạp khác.

 

Một số vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe ở người mắc hội chứng trái tim tan vỡ có thể phát triển thành bệnh cơ tim mạn tính gồm:

  • Suy giảm chức năng ở tim trái
  • Đau tim
  • Bệnh cơ tim tái phát
  • Suy tim 

Một số tình trạng có thể khiến bạn dễ bị biến chứng với hội chứng trái tim tan vỡ, chẳng hạn như:

  • Bệnh động mạch vành
  • Suy giảm chức năng tim trước hội chứng trái tim tan vỡ
  • Khó thở là triệu chứng ban đầu của hội chứng trái tim tan vỡ

 

Quản lý cảm xúc và căng thẳng

Căng thẳng cảm xúc góp phần quan trọng gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Điều cần thiết đối với sức khỏe tinh thần và thể chất là tìm mọi cách để kiểm soát căng thẳng và các tác nhân gây căng thẳng cảm xúc khác.

 

Nếu bạn có nguy cơ mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ hoặc đã từng trải qua hội chứng này, bạn cần thăm khám bác sĩ nội tổng quát hoặc bác sĩ tim mạch để theo dõi tình trạng và giảm nguy cơ tái phát cũng như các biến chứng khác.

 

Hội chứng trái tim tan vỡ là một vấn đề sức khỏe có thể phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng nếu phải đối mặt với tình căng thẳng nghiêm trọng về mặt thể chất hoặc tinh thần. Các hormone gây căng thẳng trong cơ thể góp phần gây ra bệnh cơ tim, làm suy giảm chức năng tim mạch. Bệnh cơ tim do căng thẳng, còn được gọi là bệnh cơ tim Takotsubo hoặc hội chứng trái tim tan vỡ có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, phần lớn người mắc phải hội chứng trái tim tan vỡ đều có khả năng hồi phục trong vòng vài tháng.

 

Các phòng bệnh hiệu quả là nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc và tình trạng bệnh mạn tính để tránh gây căng thẳng cho cơ thể. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm và tầm soát sớm bệnh lý nếu có yếu tố nguy cơ cao.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.

 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]