Kiến thức y học

Những điều bạn cần biết về tăng huyết áp và sức khỏe thai kỳ

Cập nhật lúc: 9:10:00 SA - 06/06/2024

Tăng huyết áp khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai, nơi cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng em bé. Điều này có thể dẫn đến sinh non, trẻ nhẹ cân, bong nhau thai và các biến chứng khác. Có tới 8% bà mẹ trên thế giới phải vật lộn với tăng huyết áp thai kỳ, khoảng 2% bà mẹ mắc tăng huyết áp sau sinh.

 



 

Tăng huyết áp còn gọi là huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.

 

Tăng huyết áp khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai, nơi cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng em bé. Điều này có thể dẫn đến sinh non, trẻ nhẹ cân, bong nhau thai và các biến chứng khác cho em bé. 

 

Có tới 8% bà mẹ trên thế giới phải vật lộn với bệnh tăng huyết áp khi mang thai và khoảng 2% bà mẹ mắc bệnh tăng huyết áp sau sinh. 

 

Tuy nhiên với việc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp một cách hợp lý, phụ nữ mang thai mắc bệnh lý này có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Theo dõi huyết áp và thăm khám bác sĩ thường xuyên là điều cần thiết để theo dõi chặt chẽ tình trạng huyết áp và sức khỏe thai kỳ nếu bạn được chẩn đoán tăng huyết áp.

 

Tăng huyết áp và sức khỏe sinh sản

Các vấn đề sinh sản liên quan đến bệnh tăng huyết áp, tình trạng bệnh và các loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả người bố và người mẹ.

 

Phụ nữ mắc bệnh tăng huyết áp sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thụ thai. Nghiên cứu khoa học tiết lộ rằng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non tăng 18% khi huyết áp tâm trương tăng 10 mmHg. 

 

Tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai liên quan đến chất lượng trứng kém do cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen. Estrogen là một loại hormone có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản ở người. Nếu trứng trưởng thành chất lượng kém được thụ tinh, phôi không thể làm tổ được trong lòng tử cung. Ngay cả khi phôi làm tổ thành công cũng không phát triển tốt, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. 

 

Tương tự, người bố bị tăng huyết áp được phát hiện có số lượng tinh trùng khỏe mạnh thấp, khả năng di động yếu và mật độ tinh trùng giảm. Tổng số lượng và chất lượng tinh trùng di động khỏe mạnh thấp hơn so với người không mắc bệnh tăng huyết áp. 

 

Vì sao cần tinh trùng có khả năng di động khỏe mạnh? Vì tinh trùng phải có khả năng bơi lên được ống dẫn trứng để thụ tinh với trứng thì quá trình thụ thai mới xảy ra. Nếu tinh trùng di động yếu hoặc không di động thì khả năng thụ thai không thể xảy ra. 

 

Ngoài ra, các loại thuốc điều trị hạ huyết áp như thuốc ức chế thụ thể angiotensin và thuốc chẹn canxi cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản. Việc sử dụng thuốc chẹn beta hoặc một số loại thuốc hạ huyết áp khác có liên quan đến giảm chất lượng tinh trùng, nồng độ, khả năng di động và tổng số lượng tinh trùng di động thấp hơn.

 

Tăng huyết áp có di truyền không?

 

Ước tính khoảng 30% đến 50% người mắc bệnh tăng huyết áp có liên quan đến yếu tố di truyền. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về bệnh sử gia đình và bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào mà bạn có thể gặp phải nếu đang cố gắng thụ thai, đặc biệt vợ chồng bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai .

 

Tăng huyết áp cao và sức khỏe thai kỳ

Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và quá trình chuyển dạ sinh con.

Bạn có thể bị tăng huyết áp thai kỳ do mắc phải một vấn đề mạn tính nào đó trước khi mang thai hoặc mới phát triển trong thai kỳ. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.

Tình trạng tăng huyết áp thai kỳ xảy ra khoảng 6% đến 8% số ca mang thai trên toàn thế giới và khoảng 1 phần 4 số bà mẹ phải nhập viện để theo dõi trong giai đoạn mang thai.

 

Những rủi ro có gặp trong thai kỳ nếu mắc tăng huyết áp 

Tăng huyết áp khi mang thai có thể ngăn cản nhau thai nhận đủ máu giàu oxy và chất dinh dưỡng để nuôi em bé, điều này có thể dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân. 

Các biến chứng khác có thể xảy ra do tăng huyết áp thai kỳ, bao gồm:

  • Người mẹ bị co giật
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim
  • Suy thận
  • Vấn đề cuộc sống
  • Vấn đề đông máu
  • Nhau bong non là tình trạng nhau thai bong ra khỏi thành tử cung, có thể gây nguy hiểm cho em bé và xuất huyết ở người mẹ
  • Sinh non

 

Có nên điều trị tăng huyết áp khi đang mang thai? 

Hãy để bác sĩ quyết định thay ba mẹ có nên điều trị tăng huyết áp thai kỳ hay không vì còn tùy thuộc vào mức độ huyết áp tăng nhiều hay tăng ít. Vì thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cần phải theo dõi chặt chẽ.

Những thay đổi về lối sống có thể giúp giảm huyết áp bao gồm thay đổi chế độ ăn uống như hạn chế ăn mặn, tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, thăm khám và thực hiện tầm soát sớm bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu do tăng cân quá mức.

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị tăng huyết áp khi mang thai bao gồm:

  • Methyldopa
  • Labetalol
  • Procardia (nifedipine)

Bác sĩ của bạn có thể đề nghị bạn khám thai, siêu âm thai và thực hiện các xét nghiệm tầm soát khác như đo điện tim (ECG) để theo dõi nhịp tim cho người mẹ và kiểm tra tim thai đánh giá sự phát triển của em bé.

 

Cách nào để nhận biết tăng huyết áp thai kỳ? 

Tăng huyết áp có thể dẫn đến tiền sản giật thai kỳ, đây được xem là biến chứng sản khoa vì có thể gây nguy hại cho cả người mẹ và em bé. Cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp bao gồm:

  • Huyết áp đo được trên 160/110 mmHg
  • Suy giảm chức năng gan hoặc thận
  • Tăng nồng độ protein trong nước tiểu
  • Số lượng tiểu cầu thấp
  • Đau đầu dữ dội
  • Sức nhìn giảm, nhìn mờ

 

Chỉ số huyết áp lý tưởng được khuyến nghị khi mang thai là bao nhiêu? 

 

Bản thân tình trạng mang thai làm cho huyết áp tăng nhẹ do chức năng tim mạch phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cung cấp cho thai nhi. Chỉ số huyết áp khi mang thai nên duy trì ở mức huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

 

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Sinh sản quốc tế (ACOG) tăng huyết áp thai kỳ cần điều trị nếu huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên. Ngoài ra, bác sĩ cần cân nhắc các yếu tố nguy cơ khác trong thai kỳ.

 

Hiện nay, tình trạng tiền sản giật thai kỳ chưa có biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên, người mẹ có yếu tố nguy cơ cao có thể được khuyên dùng aspirin liều thấp hàng ngày bắt đầu sau 12 tuần mang thai để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.

 

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể quyết định cho người mẹ sinh con sớm hơn ngày dự sinh vì sự an toàn cho tính mạng và sức khỏe của người mẹ và em bé sau này.

 

Tăng huyết áp và sau sinh

Ngay cả sau khi sinh con, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để tiếp tục theo dõi huyết áp một cách chặt chẽ. Lượng máu và mức chất lỏng trong cơ thể có thể thay đổi đáng kể trong thời kỳ hậu sản. Điều này có thể gây ra những biến động đáng kể về huyết áp. Tình trạng tiền sản giật có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh.

 

Tăng huyết áp và khả năng phục hồi sau sinh

Nếu không may bạn mắc phải tăng huyết áp tiến triển, dẫn đến biến chứng như đông máu hoặc tiền sản giật thai kỳ, bạn cần nằm viện để được bác sĩ theo dõi thêm cho đến khi sức khỏe ổn định.

 

Trong một số trường hợp, tăng huyết áp tiến triển trong thai kỳ có thể trở thành tăng huyết mạn tính sau sinh. Khoảng 10% mắc phải tăng huyết áp sau sinh được bác sĩ phát hiện từ các nguyên nhân khác. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục tăng cao thì cần phải điều trị, bác sĩ chỉ định dùng thuốc để đưa chỉ số huyết áp trở lại bình thường.

 

Phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ có nguy cơ cao gặp biến chứng tương tự trong những lần mang thai tiếp theo. Ngoài việc mang thai, nguy cơ phát triển tăng huyết áp mạn tính cũng cao hơn so với người không mắc tăng huyết áp, tiền sản giật thai kỳ. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng tăng gấp đôi ở phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ.

 

Tăng huyết áp và nuôi con bằng sữa mẹ

Các loại thuốc dùng để điều trị huyết áp sẽ xuất hiện trong sữa mẹ với hàm lượng rất thấp và không gây hại cho em bé của bạn. Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ cần thận trọng với một số loại thuốc cho người mẹ nuôi con bằng sữa mẹ gồm Norvasc (amlodipine), thuốc lợi tiểu, Tenormin (atenolol) và methyldopa. Những loại thuốc này có thể gây trầm cảm sau sinh hoặc giảm nguồn sữa mẹ. Vì vậy, các loại thuốc dùng để kiểm soát huyết áp khi mang thai như methyldopa có thể được thay thế bằng các loại thuốc khác sau khi sinh.

 

Các loại thuốc được khuyên dùng để điều trị hạ huyết áp ở người mẹ đang cho con bú bao gồm:

  • Labetalol
  • Procardia (nifedipin)
  • Enalapril

Tình trạng và một số loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả người bố và người mẹ, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Tình trạng này cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng thai kỳ cho cả người mẹ và em bé. Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ thai và sức khỏe thai kỳ.

 

Cơ thể bạn sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi khi mang thai. Ngay cả khi bạn không có bất kỳ vấn đề gì sức khỏe như tăng huyết áp trước khi mang thai thì căng thẳng do lượng máu tăng lên khi mang thai và căng thẳng đối với hệ thống tim mạch cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe mới trong thai kỳ.

 

Bác sĩ chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp trước khi mang thai hoặc tăng huyết áp khi có thai, bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi chặt chẽ huyết áp trong suốt thời gian mang thai, chuyển dạ sinh con và sau sinh. Nếu bạn đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, những loại thuốc này có thể cần phải dừng lại hoặc thay đổi để giảm những tác dụng phụ đối với sức khỏe thai kỳ.

 

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nếu cần thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc kiểm soát huyết áp hoặc ngăn ngừa biến chứng do tăng huyết áp gây áp. Quan trọng là bạn cần thăm khám thường xuyên định kỳ, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ ngay cả khi cơ thể không xuất hiện các triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp hoặc các triệu chứng khó chịu khác khi mang thai.

 

Cách tốt nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi là vợ chồng bạn nên chủ động khám sức khỏe tổng quát kết hợp tầm soát sớm bệnh lý có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ung thư, béo phì trước khi mang thai và tiếp tục duy trì thói quen này sau sinh.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

* Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ 

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) là một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm giúp bạn chủ động quản lý hồ sơ thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]