Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi bác sĩ trả lời” số 13 với chủ đề “Khám tầm soát sức khỏe ở nữ giới”

Cập nhật lúc: 1:58:21 CH - 14/05/2024

So với nam giới, phụ nữ thường có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thăm khám tư vấn bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu khác thường. Trước những ảnh hưởng của lối sống hiện đại, lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày có sự thay đổi đáng kể. Phòng bệnh là cách duy nhất để phụ nữ tự bảo vệ sức khỏe của chính mình

 



 

So với nam giới, phụ nữ thường có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thăm khám tư vấn bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu khác thường.

 

Trước những ảnh hưởng của lối sống hiện đại, lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày có sự thay đổi đáng kể, tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể cả thể chất lẫn tinh thần của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Phòng bệnh là cách duy nhất để phụ nữ tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.

 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nữ giới từ 18 tuổi trở lên nên duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng cho dù cơ thể khỏe mạnh bình thường, không phát hiện triệu chứng bất thường. 

Bạn cũng nên chủ động khám tầm soát sức khỏe trước khi có dự định kết hôn khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Mục đích thăm khám để chắc chắn rằng bạn có đủ khả năng mang thai, sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu phát hiện có vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp thay đổi lối sống và điều trị kịp thời.  

Sau tuổi 30, cơ thể phụ nữ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa, phải đối diện với sự thay đổi nội tiết tố và chuyển hóa dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau. Phụ nữ đã trải qua quá trình mang thai và sinh con, tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn so với bình thường.   

Thực tế cho thấy nguy cơ bệnh tật có thể do nhiều yếu tố tác động, bắt đầu từ thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống cho đến yếu tố bệnh sử bản thân và gia đình, di truyền, tuổi tác. Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh mạn tính càng cao.

 

Bạn có biết tại sao nên đầu tư vào việc khám tầm soát sức khỏe?

 

Cũng giống như việc bảo dưỡng định kỳ cho chiếc xe của bạn, khám tầm soát sức khỏe là cách bảo trì cho sức khỏe tổng thể, cả thể chất lẫn tinh thần. Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát sớm bệnh lý nếu có yếu tố nguy cơ cao là điều cần thiết để bạn và gia đình có một cuộc sống khỏe mạnh hạnh phúc dài lâu.

 

Trong giới hạn bài viết chuyên mục này, chúng tôi sẽ chia sẻ với những thông tin cơ bản về khám tầm soát sức khỏe ở nữ giới, giúp bạn có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như cách kiểm soát các chỉ số sức khỏe quan trọng của cơ thể. Động lực giúp bạn chủ động điều chỉnh thói quen lối sống theo hướng tích cực và lành mạnh.

 

Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây để cùng tìm hiểu về “Khám tầm soát sức khỏe ở nữ giới”.

 

Khám tầm soát sức khỏe ở nữ giới nên bắt đầu ở độ tuổi nào?

Ở độ tuổi nào cũng cần khám tầm soát sức khỏe định kỳ. Theo khuyến cáo, khám tầm soát sức khỏe nên thực hiện thường xuyên mỗi năm một lần. Ở độ tuổi 20 ít mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Ở độ tuổi 30 trở lên, thời điểm bắt đầu xuất hiện các vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ung thư; tăng rủi ro thai kỳ như thiếu máu thiếu sắt, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non, sảy thai, trầm cảm trong và sau sinh; tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh.

 

Các vấn đề sức khỏe cần khám tầm soát sức khỏe ở nữ giới?

Khám tầm soát sức khỏe các bệnh lý thường gặp.

Tầm soát sớm ung thư vú, cổ tử cung khi bước vào tuổi dậy thì.

Chủ động tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung HPV, viêm gan siêu vi B.

Sàng lọc các bệnh lý lây truyền qua tình dục.

Khám phát hiện các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Kiểm soát chỉ số BMI, huyết áp, đường huyết, mỡ máu.

Đo mật độ xương để phòng ngừa tình trạng loãng xương.

Bệnh lý về mắt, tiêu hóa, hô hấp, mũi họng.

Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

 

Phụ nữ có nên xét nghiệm phụ khoa định kỳ hàng năm?

Theo khuyến cáo của các tổ chức sản phụ khoa quốc tế, xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) nên thực hiện mỗi 3 năm 1 lần cho nữ giới từ 21 tuổi trở nên. Xét nghiệm Pap smear và sàng lọc ung thư cổ tử cung (HPV) nên thực hiện 5 năm 1 lần cho phụ nữ từ 30 tuổi trở nên. Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, bác sĩ thăm khám sẽ cân nhắc có cần thực hiện xét nghiệm Pap smear hay không. Tốt nhất, phụ nữ có gia đình nên khám phụ khoa thường xuyên.

 

Phụ nữ với các vấn đề sức khỏe cần lưu ý là gì?

Khám tầm soát sức khỏe là cách phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ. Ở mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu khám tầm soát sức khỏe khác nhau. Theo các bác sĩ, phụ nữ 20 tuổi dễ mắc bệnh lý phụ khoa, bệnh về đường tình dục. Phụ nữ 30 tuổi bước vào giai đoạn sinh sản. Phụ nữ 40 tuổi có nguy cơ về bệnh tim mạch, loãng xương, sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục thường xảy ra trong khoảng từ 15 tuổi đến 44 tuổi. Tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch và ung thư có nhiều khả năng phát triển ở độ tuổi trung niên, từ 50 tuổi trở nên. 

 

Khám tầm soát sức khỏe nữ giới tại Bệnh viện An Sinh?

Bạn được hướng dẫn vào phòng khám gặp bác sĩ thăm khám, hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn và bệnh sử gia đình (nếu có). Dựa vào thông tin bạn cung cấp, bác sĩ chỉ định cho bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe tống thể và sàng lọc các yếu tố nguy cơ.

Thông thường, khám tầm soát sức khỏe bao gồm:

  • Khám nội tổng quát: Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn gồm đo huyết áp, mạch, nhiệt độ, chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI.
  • Thực hiện cận lâm sàng: Đo điện tim, xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát, chụp x-quang tim phổi, nội soi tiêu hóa, tầm soát ung thư.
  • Bạn được bác sĩ hướng dẫn khám chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe chuyên sâu nếu phát hiện có vấn đề về sức khỏe.

Bạn nên mang theo các kết quả khám tầm soát sức khỏe trước đó để quá trình theo dõi sức khỏe được liên tục. Nếu bạn đã từng khám tầm soát sức khỏe tại Bệnh viện An Sinh chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối internet truy cập vào Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) để xem thông tin dữ liệu khám.

 

Mời bạn tham khảo các gói khám đang được triển khai tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện An Sinh:

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hãy gửi về cho chúng tôi qua: 

Email: info@ansinh.com.vn

Fanpage: Bệnh Viện An Sinh

 

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” được chúng tôi chọn lọc từ các câu hỏi, thắc mắc của bạn. Mong muốn mang đến cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc. 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám. 

 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]