Kiến thức y học

Phòng bệnh là gì? Tại sao phòng bệnh lại quan trọng?

Cập nhật lúc: 11:01:55 SA - 31/05/2024

Phòng bệnh là “chìa khóa” giúp bạn khỏe mạnh và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Hầu hết chúng ta đều có cùng một suy nghĩ, chỉ thăm khám bác sĩ khi cơ thể không khỏe . Phòng bệnh có liên quan chặt chẽ tới việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng và tầm soát sớm bệnh lý

 



 

Phòng bệnh là “chìa khóa” giúp bạn khỏe mạnh và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

 

Hầu hết chúng ta đều có cùng một suy nghĩ, chỉ thăm khám bác sĩ khi cơ thể không khỏe hoặc cần phải điều trị một bệnh lý cụ thể nào đó. Phòng bệnh có liên quan chặt chẽ tới việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng và tầm soát sớm bệnh lý để chắc chắn rằng cơ thể bạn đang trong trạng thái khỏe mạnh. Đó là biện pháp phòng bệnh đơn giản, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng có biển hiện về mặt thể chất.

 

Phòng bệnh giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh tới mức nghiêm trọng là một hành động thiết thực mà bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe bản thân. Thật không may, thói quen này thường bị bỏ qua vì cho rằng chúng không quan trọng. Năm 2018 có một nghiên cứu cho thấy chỉ 8% người trưởng thành ở Mỹ từ 35 tuổi trở lên là thường xuyên thăm khám sức khỏe theo định kỳ hàng năm.

 

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phòng bệnh là, những loại xét nghiệm nào cần thực hiện, khi nào cần tầm soát sớm bệnh lý, bệnh sử gia đình và bản thân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn.

 

Chính xác phòng bệnh là gì?

 

Phòng bệnh hiểu một cách đơn giản là khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh lý giúp sàng lọc yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị dự phòng trước khi chúng xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Phòng bệnh là thói quen tốt giúp bạn sống lâu, sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

 

Phòng bệnh cho người lớn bao gồm khám sức khỏe tổng quát hàng năm, tầm soát các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và ung thư, kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống và vận động hợp lý, kiểm soát căng thẳng và chăm sóc tốt cho giấc ngủ.

 

Phòng bệnh cho trẻ em bao gồm khám sức khỏe tổng quát hàng năm, tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh theo khuyến cáo, kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, dành thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

 

Khám sức khỏe kết hợp tầm soát bệnh lý cho người lớn là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Tầm soát bệnh lý bao gồm bệnh mạn tính phổ biến như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm mùa hàng năm.

 

Phòng bệnh cũng liên quan đến giáo dục và tư vấn sức khỏe giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn về lối sống tích cực để bảo vệ sức khỏe tổng thể, thể chất và tinh thần của bạn.

 

Khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm tầm soát dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử bản thân và gia đình của bạn nếu có. Vì vậy, mỗi người sẽ có danh mục khám sức khỏe khác nhau.

 

Sau đây là những loại xét nghiệm tầm soát phổ biến dành cho người lớn: 

 

Tầm soát bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi. Đây là những loại xét nghiệm tầm soát này giúp phát hiện sớm bệnh ung thư phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở cả nam và nữ giới. Việc phát hiện sớm sẽ ngăn ngừa các bệnh lý này trở nên nghiêm trọng, tăng khả năng điều trị khỏi bệnh, rút ngắn thời gian phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. 

 

Tầm soát tăng huyết áp, đái tháo đường, nồng độ cholesterol. Đây là những loại xét nghiệm giúp phát hiện các tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kê đơn và chủ động thay đổi lối sống lành mạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị, các bệnh lý này có thể tiến triển nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

 

Tiêm ngừa vắc xin. Hầu hết chúng ta thường nghĩ vắc-xin chỉ cần thiết và có tác dụng phòng bệnh cho trẻ. Thực tế, người lớn cũng cần phòng bệnh bằng vắc-xin. Các loại vắc-xin được khuyến cáo tiêm ngừa cho người lớn gồm tiêm ngừa cúm hàng năm, tiêm ngừa vắc-xin trước khi mang thai, tiêm ngừa nếu sống ở khu vực có dịch bệnh bùng phát. 

 

Tư vấn phòng bệnh. Vì sao cần thiết vì điều này giúp bạn kiểm soát tốt các tình trạng mạn tính. Hành động cũng giúp bạn chủ động lựa chọn lối sống có lợi cho sức khỏe, loại bỏ các thói quen xấu như bỏ hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, vận động thể chất 30 phút mỗi ngày, chăm sóc sức khỏe tinh thần.

 

Điều gì cần lưu ý trong việc phòng bệnh cho trẻ? 

 

Phòng bệnh cho trẻ giúp bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ bao gồm tầm soát phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chế độ dinh dưỡng để tăng trưởng tối ưu cho đến khi trưởng thành. 

 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên thăm khám đều đặn mỗi năm một lần. Qua mỗi lần thăm khám, trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng thể, kiểm tra các chỉ số tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vận động, tâm lý. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ đúng cách, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, các loại vắc-xin cần tiêm ngừa để tăng sức đề kháng bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.

 

Tiêm ngừa vắc-xin đã được khoa học chứng minh là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả cho trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trong hiện tại và tương lai. Các loại vắc-xin cần tiêm ngừa cho trẻ bao gồm phòng bệnh bại liệt, viêm gan siêu vi A và B, DTaP (bạch hầu, uốn ván và ho gà), MMR (sởi, quai bị và rubella) và thủy đậu (thủy đậu).

 

Khám sức khỏe tâm thần: Bác sĩ nhi khoa sẽ kiểm tra sức khỏe tinh thần cho trẻ đề sàng lọc các tình trạng như tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển, chậm nói. 

 

Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm tầm soát có sự khác nhau ở mỗi trẻ trong suốt khoảng thời gian thơ ấu, bao gồm kiểm tra chức năng gan, thận, lượng sắt, viêm gan siêu vi B.

 

Tại sao yếu tố bệnh sử gia đình đóng vai trò quan trọng khi nói đến phòng bệnh? 

 

Nếu người thân gần nhất của bạn như ba mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch hoặc ung thư thì bạn được xem là người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh lý đó. 

 

Điều này có nghĩa tầm soát một bệnh lý cụ thể nào đó rất quan trọng, bạn có thể cần thực hiện tầm soát sớm hoặc kỹ lưỡng hơn so với người không có yếu tố bệnh sử gia đình. 

 

Yếu tố bệnh sử gia đình mắc các bệnh lý nghiêm trọng khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng, tuy nhiên, kiến thức là sức khỏe. Mặc dù bạn không thể thay đổi yếu tố di truyền nhưng bạn có thể chủ động phòng bệnh bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động tầm soát bệnh lý có yếu tố nguy cơ cao.

 

Việc hiểu rõ bệnh sử gia đình và bản thân còn giúp bạn thực hiện các bước cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn không chắc chắn về bệnh sử gia đình, đây là thời điểm thích hợp để bạn thảo luận vấn đề này với những người thân trong gia đình.

 

Nếu phát hiện có một số vấn đề sức khỏe có xu hướng di truyền trong gia đình, bạn nên trao đổi với bác sĩ vào lần thăm khám sức khỏe tiếp theo. Bác sĩ sẽ giúp bạn có thể sự hiểu biết về những xét nghiệm tầm soát, chủ động phòng ngừa và cân nhắc xem liệu bạn có nên tầm soát bệnh lý ở độ tuổi sớm hơn hay thực hiện thường xuyên hơn hay không.

 

Sự khác biệt giữa xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán là gì?

 

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm tổng quát. Một số có thể là xét nghiệm tầm soát và một số khác có thể là xét nghiệm chẩn đoán.

 

Xét nghiệm tầm soát đề cập đến việc sàng lọc yếu tố nguy cơ bệnh lý giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trước khi chúng xuất hiện triệu chứng của bệnh. Trong khi, xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng để tìm hiểu thêm về mức độ tình trạng của bệnh khi có triệu chứng hoặc theo dõi hiệu quả điều trị.

 

Ví dụ, xét nghiệm máu tầm soát bệnh đái tháo đường (tiểu đường) khi không có bất kỳ triệu chứng nào được coi là xét nghiệm tầm soát. Tuy nhiên, trường hợp đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu và xác định chỉ số HbA1C được xem là xét nghiệm chẩn đoán.

 

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn là kiểm soát được mọi tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trước khi chúng xảy ra. Đó chính là ý nghĩa thực sự của việc phòng bệnh bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh lý. Đó là lý do tại sao các bác sĩ, chuyên gia y tế khuyến nghị tất cả người lớn và trẻ em nên duy trì việc khám sức khỏe tổng định kỳ hàng năm, tầm soát phát hiện sớm bệnh lý và chủ động tiêm ngừa vắc-xin nếu có thể.

 

Thực tế cho thấy ý nghĩa của việc phòng bệnh, khám sức khỏe và tầm soát sớm bệnh lý còn hơn thế nữa, nếu phát hiện có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí chăm sóc sức khỏe sau này.

 

Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nếu có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng sức khỏe của bạn để có biện pháp chủ động phòng ngừa và tầm soát sớm sức khỏe cho bạn, con bạn và gia đình bạn.

 

Mời bạn tham khảo các gói khám tầm soát sức khỏe đang có sẵn tại Bệnh viện An Sinh: 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám. 

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]