Stress, căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các cơ quan quan trọng của cơ thể bao gồm hệ tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, thần kinh và sinh sản.
Cơ thể chúng ta được thiết lập sẵn một chế độ phòng thủ để đối phó với sự căng thẳng ở mức độ thấp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng mạn tính có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.
Những tác hại của stress, căng thẳng tác động tiêu cực tới sức khỏe tổng thể gồm:
Căng thẳng tác động tới hệ cơ xương khớp
Khi cơ thể căng thẳng sẽ kích hoạt các cơ căng lên. Căng cơ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với căng thẳng. Đó là cách cơ thể đề phòng chấn thương và cơn đau về mặt thể chất và tinh thần.
Khi căng thẳng khởi phát đột ngột, các cơ căng lên cùng một lúc, sau đó giải phóng các hormone căng thẳng vào bên trong cơ thể. Căng thẳng mạn tính khiến các cơ trong cơ thể luôn rơi vào trạng thái phòng thủ liên tục. Khi các cơ bị căng liên tục trong thời gian dài, điều này có thể gây ra các phản ứng khác nhau bên trong cơ thể, thúc đẩy các rối loạn chức năng liên quan đến căng thẳng phát triển.
Stress gây ra các cơn đau đầu thường xuyên
Chẳng hạn như, đau đầu do căng thẳng và hội chứng đau nửa đầu đều có liên quan đến tình trạng căng cơ mạn tính ở vùng đầu, cổ và vai gáy. Đau cơ xương ở vùng lưng dưới và chi trên cũng có liên quan đến căng thẳng, đặc biệt là căng thẳng trong công việc.
Hàng triệu người đang phải chịu đựng những cơn đau mạn tính thứ phát do tình trạng rối loạn cơ xương. Thông thường, nhưng không phải thường xuyên, căng thẳng có thể gây ra một loại chấn thương nào đó dẫn đến tình trạng đau mạn tính. Điều gì có thể gây ra cơn đau mạn tính khi cơ thể căng thẳng và cách cơ thể phản ứng với những cơn đau đó. Đối với người mang nỗi sợ đến mức ám ảnh với những cơn đau gây ra bởi những tổn thương tinh thần có thể kích hoạt cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn. Tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp chữa lành những tổn thương tinh thần có khả năng hồi phục kém hơn so với những người duy trì đều đặn mức hoạt động vừa sức theo sự hướng dẫn của bác sĩ thăm khám và điều trị.
Căng cơ còn có thể dẫn đến teo cơ do cơ thể không hoặc bị hạn chế vận động. Đây là yếu tố góp phần thúc đẩy các tình trạng viêm cơ xương khớp mạn tính có liên quan đến tình trạng căng thẳng của cơ thể.
Các kỹ thuật thư giãn cùng các liệu pháp giải tỏa căng thẳng đã được khoa học chứng minh có hiệu quả trong việc giảm căng cơ, giảm tỷ lệ mắc một số rối loạn liên quan đến căng thẳng, chẳng hạn như giảm các triệu chứng đau đầu và tăng cảm giác hạnh phúc. Đối với những người mắc phải hội chứng đau mạn tính, các hoạt động thư giãn giúp cải thiện tâm trạng và phục hồi chức năng vận động hàng ngày.
Căng thẳng tác động đến hệ hô hấp
Hệ hô hấp có vai trò cung cấp oxy cho các tế bào, loại bỏ các chất thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Không khí đi vào bên trong cơ thể bằng đường mũi, đi qua thanh quản ở cổ họng, xuống khí quản và vào phổi qua phế quản. Các tiểu phế quản sau đó vận chuyển oxy đến các tế bào hồng cầu để lưu thông đi khắp cơ thể.
Stress ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp
Căng thẳng và cảm xúc mạnh có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như khó thở, nhịp tim nhanh, thở gấp do đường thở giữa mũi và phổi co lại. Đối với người không mắc bệnh hô hấp, đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại vì cơ thể có thể huy động sự trợ giúp của các cơ quan khác giúp đường thở thông thoáng hơn. Tuy nhiên, các yếu tố gây căng thẳng tâm lý có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp đối với những người mắc bệnh hô hấp từ trước như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính.
Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng cấp tính có thể gây ra các cơn hen suyễn, tăng nhịp thở, kích hoạt tâm lý lo lắng, sợ hãi gây ra cơn hoảng loạn ở người dễ bị hoảng loạn. Giải pháp trấn an tinh thần hiệu quả khi cơ thể căng thẳng là quan sát hơi thở, kiểm soát suy nghĩ và hành vi.
Căng thẳng tác động tới hệ tim mạch
Tim và mạch máu là hai thành phần chính của hệ thống tim mạch, phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc vận chuyển máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đi đến khắp cơ thể. Hoạt động của hai thành phần này cũng liên quan đến các phản ứng của cơ thể trước căng thẳng. Căng thẳng cấp tính là căng thẳng nhất thời, xảy ra trong thời gian ngắn chẳng hạn như căng thẳng khi bị kẹt xe, phanh xe đột ngột để tránh tai nạn, điều này có thể làm tăng nhịp tim, khiến các cơ tim co bóp mạnh hơn. Cùng với các hormone gây căng thẳng như adrenaline, non-adrenaline và cortisol đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh gây ra các phản ứng căng thẳng.
Stress là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch
Ngoài ra, căng thẳng còn làm tăng áp lực cho các mạch máu, khiến cơ tim và tim giãn nở ra, làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng máu đến cơ quan này. Phản ứng căng thẳng này còn được gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Sau khi giai đoạn căng thẳng cấp tính qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Căng thẳng mạn tính tác động tiêu cực đến chức năng tim và mạch máu, gây tổn hại cho sức khỏe tổng thể, tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Tình trạng căng thẳng cấp tính lặp đi lặp lại có thể dẫn đến căng thẳng mạn tính, gây viêm hệ tuần hoàn, đặc biệt là động mạch vành. Yếu tố thúc đẩy cơn đau tim và làm thay đổi nồng độ cholesterol do căng thẳng gây ra.
Đối với phụ nữ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến căng thẳng còn phụ thuộc vào giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen đủ đầy giúp các mạch máu phản ứng tốt hơn với căng thẳng do đó cơ thể được bảo vệ để chống lại bệnh tim mạch. Ở giai đoạn sau mãn kinh nguy cơ tim mạch tăng cao hơn do sự thiếu hụt nồng độ estrogen.
Căng thẳng tác động tiêu cực tới hệ nội tiết
Khi phải đối mặt với một tình huống thách thức, đe dọa hoặc không thể kiểm soát, bộ não sẽ kích hoạt một loạt các sự kiện liên quan đến trục hạ đồi tuyến yên và tuyến thượng thận. Trục này là động lực chính gây ra các phản ứng căng thẳng nội tiết, dẫn đến sự tăng tiết sản xuất hormone steroid, bao gồm cortisol, thường được gọi là hormone căng thẳng.
Stress gây rối loạn nội tiết ở cả nam giới và nữ giới
Trong thời gian diễn ra căng thẳng, vùng dưới đồi, nơi tập hợp các hạt nhân kết nối với não bộ và hệ thống nội tiết sẽ báo hiệu cho tuyến yên sản xuất ra một loại hormone báo hiệu cho tuyến thượng thận, nằm phía trên thận tăng tiết sản xuất cortisol.
Cortisol làm tăng mức năng lượng sẵn có bằng cách huy động glucose và axít béo từ gan. Cortisol thường được sản xuất với mức độ khác nhau trong ngày, tăng tiết khi thức dậy và giảm dần trong cả ngày. Khi cơ thể căng thẳng sẽ gia tăng cortisol, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết giúp cơ thể đối phó với những thử thách khắc nghiệt.
Glucocorticoids, bao gồm cortisol, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống viêm. Mặc dù, điều này có tác dụng tích cực trong các tình huống căng thẳng hoặc bị đe dọa có thể dẫn đến kích hoạt hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, trục hạ đồi tuyến yên và tuyến thượng thận.
Sự suy giảm khả năng dẫn truyền thần kinh có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển cơ thể sau này bao gồm sức khỏe thể chất và tinh thần. Căng thẳng còn gây ra mệt mỏi mạn tính, rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nội tiết, rối loạn lo âu và trầm cảm.
Bệnh viện An Sinh
Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn
Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.