Kiến thức y học

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số 2 với chủ đề “Bạn biết gì về bệnh đái tháo đường”

Cập nhật lúc: 11:49:30 SA - 10/04/2024

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” có bài viết định kỳ trên Fanpage Bệnh viện An Sinh  vào thứ năm hàng tuần. Ở chuyên mục số 2 với chủ đề "Bạn biết gì về bệnh đái tháo đường?" sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản giúp bạn chủ động phòng bệnh hiệu quả. Đây là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến đang gia tăng mạnh mẽ ở tất cả các khu vực trên thế giới 

 



 

Trong chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” số 2 với chủ đề “Bạn biết gì về bệnh đái tháo đường?”. Cùng với bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường còn được gọi là bệnh tiểu đường, là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến đang gia tăng với tốc độ chóng mặt ở tất cả các khu vực trên thế giới. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2013 ghi nhận hơn 382 triệu người mắc bệnh và con số này được dự báo sẽ tăng lên tới 592 triệu người vào năm 2035.

 

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường huyết do sự thiếu hụt insulin, insulin không sử dụng hiệu quả hoặc cả hai. Đường huyết tăng cao trong cao thời gian dài có thể gây ra những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Cơ quan chức năng bị ảnh hưởng nhiều nhất là tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

 

Dấu hiệu mờ nhạt chính là nguyên nhân khiến nhiều người không biết mình mắc bệnh tiểu đường. Thường được bác sĩ phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm hoặc điều trị bệnh lý khác.

 

Cách phát hiện sớm và chẩn đoán một người có mắc đái tháo đường hay không dựa vào kết quả xét nghiệm đường huyết.

 

Theo hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế ADA, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 điều kiện gồm:

·    Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bạn phải nhịn ăn và các loại thức uống, có thể uống nước lọc, đun sôi để nguội ít nhất 8 giờ.

·    Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, bạn phải nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75 gam glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút. Trước đó 3 ngày, khẩu phần ăn có khoảng 150 - 200 gam carbohydrat mỗi ngày.

·    Chỉ số HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

·     Bạn có triệu chứng tăng đường huyết hoặc mức đường huyết ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nếu không có triệu chứng tăng glucose huyết như tiểu nhiều, nhanh đói, nhanh khát, sụt cân không rõ nguyên nhân. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm đường huyết sau một thời gian theo dõi thêm.

Bệnh đái tháo đường phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ tăng hiệu quả điều trị và sống vui khỏe. Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây để có thêm thông tin cần thiết giúp bạn chủ động phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả.

 

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường, thường gọi là bệnh tiểu đường, là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn so với bình thường. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng của cơ thể gồm mạch máu, tim mạch, thần kinh và mắt.

 

Đái tháo đường được phân loại như thế nào?

Bệnh đái tháo đường được phân thành 3 loại:

Đái tháo đường típ 1

Đái tháo đường típ 2

Đái tháo đường thai kỳ 

 

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là gì?

Thường xuyên dùng thực phẩm ngọt

Lối sống ít vận động, thừa cân béo phì

Mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch

Rối loạn dung nạp đường huyết lúc đói

Bệnh sử đái tháo đường thai kỳ

Bệnh sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường 

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường là gì?

Mệt mỏi thường xuyên

Nhanh đói, nhanh khát

Đi tiểu nhiều

Mắt nhìn mờ

 

Chỉ số đường huyết bình thường theo độ tuổi như thế nào?

Người lớn: Khoảng 90 đến 130 mg/dL (5,0 đến 7,2 mmol/L)

Thanh thiếu niên: Khoảng 90 đến 130 mg/dL (5,0 đến 7,2 mmol/L)

Trẻ em: Khoảng 90 đến 180 mg/dL (5,0 đến 10,0 mmol/L)

Phụ nữ mang thaiKhoảng 76 mg/dL (4,2 mmol/L)

 

Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh đái tháo đường

Khám sức khỏe nên thực hiện đều đặn mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm 1 lần giúp phát hiện sớm và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói sau khoảng 6 - 8 tiếng để chẩn đoán một người có mắc bệnh đái tháo đường hay không. Thăm khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ điều trị của bác sĩ còn giúp ngăn ngừa quá trình tổn thương mạch máu, tim mạch, thần kinh và nhiễm khuẩn do đái tháo đường gây ra.  

Tại Bệnh viện An Sinh, chúng tôi tiếp nhận khám sức khỏe kết hợp tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ có thể tiến triển thành bệnh lý mạn tính phổ biến, đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám ở mọi độ tuổi. Thủ tục đăng ký thông tin khám, thời gian chờ khám và thời gian hoàn thành khám được đơn giản và công nghệ số hóa. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi đến bệnh viện thăm khám vì không phải mang theo nhiều loại giấy tờ khám cồng tờ, không cảm thấy áp lực vì phải chờ đợi lâu. 

 

Các gói khám tầm soát sức khỏe đang có sẵn tại Bệnh viện An Sinh:

Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc tư vấn ngay, bạn vui lòng liên hệ Khoa Khám bệnh (028) 38457777 – 111, 222, 271 

 

Nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc về các vấn đề sức khỏe thường gặp, đừng ngần ngại gửi câu hỏi của bạn cho chúng tôi qua:

Email: info@ansinh.com.vn
Fanpage: Bệnh viện An Sinh


Các câu hỏi, thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi truyền tải theo hình thức câu hỏi và trả lời để bạn vừa có thể giải trí, thư giãn đầu óc vừa có thể tích lũy thêm kiến thức y học. 

Chuyên mục “Bạn hỏi Bác sĩ trả lời” mong muốn cung cấp cho bạn những kiến thức y học cơ bản, dễ dàng ghi nhớ và có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày.  

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc. 

 

Bệnh viện An Sinh

Sức khỏe và hạnh phúc của gia đình bạn

(*) Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ 

 

Bệnh viện An Sinh trong nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn, chúng tôi triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) giúp bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí thăm khám.

 

 

 

Các tin tức khác:
[Trở về]