Kiến thức y học

Tại sao chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe tinh thần?

Cập nhật lúc: 3:13:21 CH - 24/07/2024

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”. Sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất.

 



 

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.

 

Sức khỏe tinh thần không chỉ biểu hiện ở trạng thái bồn chồn, lo lắng, căng thẳng mà còn biểu hiện trong việc kiểm soát tốt cảm xúc vui buồn, khả năng tập trung, cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc mỗi ngày.

 

Thực tế, sức khỏe tinh thần là tên gọi chung cho tất cả những gì thuộc về suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của con người. Sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất. Ngoài ra, chúng còn bị tác động bởi các yếu tố khác trong cuộc sống gồm các mối quan quan hệ trong gia đình và xã hội, lối sống, thói quen, thậm chí là thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày cũng góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần và ngược lại.

 

Mặc dù sức khỏe tinh thần là một thuật ngữ y học, thường sử dụng để chỉ các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, các bác sĩ khám bệnh tinh thần nhận thấy hầu hết các rối loạn tinh thần có nguồn gốc từ thực thể, là sức khỏe thể chất. Ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người.

 

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số thông tin cơ bản về sức khỏe tinh thần, dấu hiệu nhận biết phổ biến, bao gồm dấu hiệu rối loạn lo âu ban đầu và cách kiểm soát hiệu quả để bạn có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bân thân và gia đình tốt hơn. 

 

 

Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngu cơ nào?

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần, bất kể tuổi tác, giới tính, thu nhập hay chủng tộc. Ở các nước phát triển, tình trạng rối loạn lo âu khá phổ biến, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất nghiêm trọng.

 

Có nhiều yếu tố góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần. Một cuộc sống cân bằng có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

Một người mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần thường có biểu hiện lo lắng hay căng thẳng quá mức dẫn đến sợ sệt, ám ảnh về các sự kiện xảy ra trong cuộc đời, đồ vật hoặc tình huống nhất định. Biểu hiện thực thể gồm mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, căng cơ, mất ngủ, có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng cùng một lúc.

 

 

Các vấn đề sức khỏe tinh thần phổ biến

Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Dấu hiệu nhận biết là tình trạng lo lắng quá mức, suy nghĩ nhiều, cầu toàn, căng cơ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa…

Rối loạn trầm cảm (depressive disorder): Có khoảng 80% người mắc phải rối loạn trầm cảm ở một thời điểm khó khăn trong cuộc đời và đang có xu hướng tăng ở giới trẻ.

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder): Dấu hiệu nhận biết là cảm xúc thay đổi liên tục, vui buồn thất thường.

Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder): Còn được gọi là hội chứng sợ xã hội, tình trạng này có xu hướng sợ đám đông và ngại giao tiếp với người khác.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder): Dấu hiệu nhận biết thường rất sạch sẽ, kỹ càng và chỉnh chu. Có thể bị ám ảnh bởi những con số, kỳ vọng sự bảo đảm, dè dặt với các mối quan hệ…

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương PTSD (post-traumatic stress disorder): Nguyên nhân tổn thương tâm lý do tai nạn.

Tâm thần phân liệt (schizophrenia): Đây là bệnh tinh thần nghiêm trọng, có biểu hiện ảo tưởng, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi nóng, có hành vi bạo lực. Cần khám tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu sức khỏe tinh thần, bạn nên tìm cách đối diện thay vì trốn tránh để vượt qua giai đoạn khó khăn một cách dũng cảm.

 

Khám tư vấn và chẩn đoán bệnh tinh thần

Sức khỏe tinh thần là vấn đề sức khỏe phức tạp. Quá trình khám tư vấn và chẩn đoán bệnh tinh thần cần trải qua các bước khám và kiểm tra sức khỏe cần thiết, nhằm đánh giá sức khỏe toàn diện, thể chất và tinh thần.

Kiểm tra sức khỏe tinh thần: Bác sĩ sẽ hỏi thăm bệnh sử cá nhân bao gồm các triệu chứng mắc phải, trải nghiệm cuộc sống và những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, có thể thực hiện một bảng câu hỏi về sức khỏe tinh thần sẵn có.

Kiểm tra sức khỏe thể chất: Bác sĩ chỉ định kiểm tra sức khỏe tổng quát để tìm hiểu nguyên nhân, sàng lọc yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, các vấn đề sức khỏe thể chất có thể ảnh hưởng và gây rối loạn tinh thần.

Dựa vào thông tin kết quả khám, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán tình trạng và mức độ sức khỏe tinh thần mắc phải một cách chính xác.

 

Cần làm gì nếu có dấu hiệu bệnh tinh thần?

Có nhiều phương pháp khác nhau để quản lý các vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều trị sức khỏe tinh thần cần cá thể hóa, cần dựa vào tình trạng tinh thần, sức khỏe thể chất, điều kiện hoàn cảnh sống, khả năng hồi phục của bản thân. Bởi vì, cơ địa mỗi người khác nhau, liệu pháp điều trị có thể hiệu quả với người này nhưng không hiệu quả với người khác.

 

Đôi khi, các liệu pháp điều trị cần kết hợp với thay đổi thói quen lối sống để mang lại hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, sự hợp tác chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình điều trị có ý nghĩa quan trọng, từ đó giúp bạn xác định được nhu cầu cho sức khỏe tinh thần và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

 

 

Làm sao để duy trì sức khỏe tinh thần luôn trong trạng thái tốt nhất?

Thực hành đều đặn và thường xuyên các thói quen lành mạnh giúp nâng cao cho sức khỏe tinh thần, ngăn ngừa giảm nguy cơ mắc bệnh, kiểm soát được mức độ triệu chứng căng thẳng và hồi phục lại mức năng lượng cho cơ thể.

 

Một số gợi ý giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân tốt hơn: 

Thay đổi lối sống lành mạnh: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng giống như chăm sóc sức khỏe thể chất. Lối sống và thói quen lành mạnh góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và sự tiến triển các triệu chứng dẫn đến bệnh tinh thần.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Chế độ dinh dưỡng nên đa dạng và phong phú các nhóm thực phẩm thiết yếu gồm tinh bột, chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Nguồn dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tinh thần có trong rau lá xanh đậm, các loại củ quả trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo…

Hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi: Căng thẳng liên tục, kéo dài là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Cân bằng cuộc sống, công việc và khoảng thời gian nghỉ ngơi không chỉ giảm áp lực cho cơ thể, kiểm soát dấu hiệu căng thẳng mà còn giúp cơ thể hồi phục. Hoạt động thư giãn có thể là ngồi yên lặng, hít thở sâu, nghe nhạc nhẹ, viết nhật ký, dạo bộ công viên. 

Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động thể chất giúp cơ thể giải tỏa mọi áp lực và căng thẳng, tăng mức độ các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, giúp não bộ khỏe mạnh, luôn cảm thấy dễ chịu, tỉnh táo, tăng cảm xúc tích cực và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Ngủ ngon giấc mỗi đêm: Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một giấc ngủ ngon mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiếu ngủ, mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là thể chất.

Tìm kiếm sự tương tác xã hội tích cực: Kết nối và duy trì các mối quan hệ ý nghĩa không chỉ giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn mà còn nhận được sự hỗ trợ thiết thực khi cần thiết, mang đến những cảm nhận tích cực trong cuộc sống. 

Liệu pháp trị liệu tâm lý: Khi việc thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, các triệu chứng tinh thần tăng dần, làm gián đoán cuộc sống, bạn cần thăm khám bác sĩ hoặc sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý. Bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn quan sát cảm xúc, suy nghĩ hay bất kỳ phản ứng nào của cơ thể để có giải pháp khắc phục và chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Biết ơn những điều mình đang có: Không có gì sai nếu bạn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thay vì dành tất cả thời gian và nỗ lực để đạt được điều bạn muốn, hãy dành thời gian biết ơn những điều bạn đang có. Tinh thần cảm thấy dễ chịu, thoải mái một cách tự nhiên hơn.

 

Có thể bạn đã biết cơ thể con người có khả năng tuyệt vời là tự chữa lành các tổn thương tinh thần. Quan trọng là nhận biết sớm khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu căng thẳng, kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển của dấu hiệu tinh thần, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Sự chia sẻ của những người thân trong gia đình, của những người bạn thân thiết cũng là một liệu pháp chữa lành hiệu quả.

 

Thực tế, sức khỏe tinh thần có thể cải thiện, hồi phục thông qua việc cho phép cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Chắc chắn sau một khoảng thời gian thay đổi lối sống lành mạnh, các triệu chứng căng thẳng dần biến mất, tinh thần trở nên khỏe khoắn, tươi mới và tràn đầy năng lượng tích cực hơn.

 

Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng sẽ có lúc tốt và không tốt. Dường như các dấu hiệu tinh thần rất tinh tế, khó nhận biết khiến mọi người thờ ơ và sao lãng. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện khám tư vấn bác sĩ ngay nếu sức khỏe tinh thần và thể chất không ổn định, ảnh hưởng hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống,

 

Sức khỏe tinh thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hoàn cảnh, điều kiện sống và làm việc, khả năng kiểm soát cảm xúc cũng như khả năng tự chữa lành những tổn thương tâm lý cho bản thân. Khi có một tinh thần khỏe mạnh, bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy năng lượng sống, luôn cảm thấy phấn khích và tận hưởng niềm vui với công việc khi bắt đầu một ngày mới. Đôi khi, bí quyết để có một tinh thần khỏe mạnh rất đơn giản là biết yêu thương bản thân và trân trọng khoảnh khắc hiện tại.

 

 

Bệnh viện An Sinh 

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

 

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]