Kiến thức y học

Tăng huyết áp những điều bạn cần biết (phần 1)

Cập nhật lúc: 8:59:00 SA - 29/09/2023

Di truyền, tuổi tác và tình trạng sức khỏe là những yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp cần kết hợp thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đo huyết áp đúng cách là bước cơ bản kiểm soát tốt huyết áp.

 



 

Di truyền, tuổi tác và tình trạng sức khỏe là những yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp cần kết hợp thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đo huyết áp đúng cách là bước cơ bản kiểm soát tốt huyết áp. 

 

Tăng huyết áp xảy ra khi lực đẩy của lưu lượng máu qua các mạch máu luôn ở mức quá cao. 

 

Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh tăng huyết áp, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

 

Tăng huyết áp là gì?

Động mạch là các mạch máu giàu oxy từ tim đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Khi các mạch máu bị tổn thương, khiến cho lòng mạch bị hẹp lại, tạo sức cản cho lưu lượng máu. Động mạch càng hẹp thì càng gây tăng áp lực huyết áp.

 

Về lâu dài, tăng huyết áp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh tim mạch.

 

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính phổ biến, không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn khởi phát, diễn biến thầm lặng và phát triển trong vài tháng, thậm chí là vài năm trước khi có biểu hiện rõ ràng. Ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào, tăng huyết áp vẫn có thể gây tổn thương các mạch máu và các cơ quan trọng của cơ thể gồm não, tim, mắt và thận.

 

Khám sức khỏe sàng lọc và phát hiện sớm tăng huyết áp có ý nghĩa rất quan trọng. Đo và ghi lại chỉ số huyết áp có thể giúp bác sĩ và bạn kiểm soát tốt bất kỳ sự thay đổi huyết áp nào. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi huyết áp trong vài tuần nếu chỉ số huyết áp vẫn tăng cao sau khoảng 2 – 3 lần đo để xem liệu chỉ số huyết áp có ổn định trở lại, có tăng hoặc giảm gì hay không.

 

Điều trị tăng huyết áp cần kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Tăng huyết áp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm đau tim và nhồi máu cơ tim.

  

Chỉ số huyết áp nói lên điều gì?

Chỉ số huyết áp gồm có hai chữ số. Huyết áp tâm thu là chữ số ở trên, cho biết áp suất trong động mạch khi trái tim đập và bơm máu; huyết áp tâm trương là chữ số ở dưới, cho biết áp suất trong động mạch giữa các nhịp đập của trái tim, quãng nghỉ giữa các nhịp đập.

  

Phân loại chỉ số huyết áp ở người trưởng thành:

Huyết áp khỏe mạnh: ≤ 120/80 mmHg

Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu khoảng từ 120 -129 mm Hg, huyết áp tâm trương ≤ 80 mmHg. Bác sĩ thường không chỉ định điều trị bằng thuốc, khuyến khích thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, giữ cân nặng hợp lý có thể cải thiện chỉ số huyết áp tốt hơn.

Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu khoảng từ 130 - 139 mmHg và tâm trương khoảng từ 80 - 89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg trở lên.

Tăng huyết áp nghiêm trọng: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 120 mmHg. Nếu có kèm bất kỳ triệu chứng nào như đau tức ngực, nhức đầu, khó thở, thị giác thay đổi cần theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện.

Thiết bị đo huyết áp cũng có thể làm thay đổi chỉ số huyết áp dẫn đến kết quả đo huyết áp không chính xác. Lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp có vòng bít phải vừa vặn với kích cỡ của cánh tay.

Chỉ số huyết áp khác nhau tùy theo từng độ tuổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn theo dõi huyết áp phù hợp.

 

Dấu hiệu nhận biết

Tăng huyết áp là một tình trạng diễn biến thầm lặng, thường không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn khởi phát. Có thể mất nhiều năm khi tình trạng bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Thậm chí, các triệu chứng tăng huyết áp dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

 

Triệu chứng phổ biến

  • Đổ mồ hôi
  • Mạch máu nổi rõ ở mắt (xuất huyết dưới kết mạc)
  • Chóng mặt

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), trái với suy nghĩ phổ biến của nhiều người, tăng huyết áp tiến triển thường không gây chảy máu cam hoặc đau đầu, ngoại trừ đang trong tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng. Cách tốt nhất để nhận biết một người có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp đúng cách thường xuyên. Trong các buổi khám sức khỏe, bác sĩ thường đo huyết áp cho bạn ngay tại phòng khám.

 

Bạn và gia đình vẫn duy trì khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm, đừng quên hỏi bác sĩ về nguy cơ tiềm ẩn mắc phải tăng huyết áp nếu chỉ số huyết áp sau 2 lần đo đều tăng cao để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu bạn có yếu tố nguy cơ gồm bệnh sử gia đình hoặc bản thân mắc bệnh tim mạch, bác sĩ sẽ hẹn tái khám để theo dõi tình trạng huyết áp khoảng 2 lần trong một năm. Điều này giúp bác sĩ và bạn nắm rõ tình trạng tăng huyết áp trước khi tiến triển ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

 

Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp

Tăng huyết áp gồm có 2 loại:

  • Tăng huyết áp nguyên phát
  • Tăng huyết áp thứ phát

Mỗi loại tăng huyết áp sẽ có nguyên nhân khác nhau. Hầu hết người mắc tăng huyết áp thường không biết mình mắc bệnh vì tiến triển thầm lặng theo thời gian.

 

Tăng huyết áp nguyên phát

Sự kết hợp của các yếu tố thúc đẩy bệnh tăng huyết áp nguyên phát phát triển:

Di truyền: Một số người có xu hướng mắc bệnh do đột biến gen hoặc bất thường di truyền được thừa hưởng từ ba mẹ.

Tuổi tác: Tăng huyết áp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Nguy cơ cao mắc tăng huyết áp từ 50 tuổi trở.

Béo phì: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tăng huyết áp và tim mạch cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Uống nhiều bia rượu: Phụ nữ thường xuyên uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày và nam giới uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.

Lối sống ít vận động thể chất: Mức độ và thời lượng tập thể dục có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp.

Người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa: Nguy cơ tăng huyết cao hơn nếu mắc một trong các bệnh mạn tính.

Tăng natri trong máu: Có liên quan tới sự thay đổi của chỉ số huyết áp.

 

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát thường xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng lại có diễn biến nghiêm trọng hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Một số tình trạng có thể gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

·         Bệnh thận, có vấn đề tuyến thượng thận

·         Hội chứng khó thở khi ngủ

·         Dị tật tim bẩm sinh

·         Bệnh lý tuyến giáp

·         Có khối u nội tiết

·         Tác dụng phụ của thuốc điều trị

·         Thói quen hút thuốc lá, uống rượu

 

Nếu bạn được chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cho bạn tùy vào yếu tố nguy cơ, bệnh sử gia đình, mức độ tiến triển và tác dụng hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể phát hiện bằng cách khám sàng lọc phát hiện sớm, chung sống khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các thói quen và dinh dưỡng ảnh hưởng xấu tới huyết áp. 

 

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, nên điều quan trọng nhất là bạn phải kiểm tra huyết áp trong những lần khám sức khỏe định kỳ tổng quát hàng năm. Bạn càng được phát hiện chẩn đoán sớm bao nhiêu thì càng có thể kiểm soát tốt, thậm chí huyết áp có thể hồi phục hoàn toàn.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc.

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.