Kiến thức y học

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ và sàng lọc sớm bệnh lý tiêu hóa

Cập nhật lúc: 3:58:31 CH - 03/10/2023

Bệnh tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở mọi độ, người lớn và trẻ em. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự tăng trưởng và mọi hoạt động sống.

 



 

Bệnh tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở mọi độ, người lớn và trẻ em. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự tăng trưởng và mọi hoạt động sống.

 

Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Táo bón

Tiêu chảy

Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trĩ

Bệnh lý tiêu hóa phổ biến thường xảy ra trong thời gian ngắn và dễ kiểm soát, có thể khỏi hẳn bằng cách thay đổi lối và chế độ ăn uống lành mạnh. 

 

Bệnh táo bón

Táo bón là tình trạng đại tiện ít hơn ba lần một tuần.

Tình trạng này gây khó đi đại tiện, khó thải phân, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra bạn còn có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu trong khi đi hoăc sau khi đi đại tiện.

Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón bao gồm không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thường xuyên căng thẳng, không vận động. Táo bón có thể xảy ra trong thai kỳ. Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ có thể làm cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Phòng bệnh táo bón

Uống nhiều nước

Tập thể dục thường xuyên

Đảm bảo lượng chất xơ ít nhất 25 - 35 gam mỗi ngày 

 

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn ba lần một ngày.

Triệu chứng thường gặp là đau bụng âm ỉ, phân lỏng, mất nước, lượng phân nhiều và có thể bị chuột rút.

Nguyên nhân

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn.

Uống nước hoặc ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn mà cơ thể bạn không dung nạp được.

Sử dụng các sản phẩm sữa, caffeine, chất làm ngọt nhân tạo hoặc một số chất phụ gia

Dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh

Mắc bệnh đường ruột.

Phòng bệnh tiêu chảy

Thực phẩm và nước uống đảm bảo vệ sinh

Rửa tay sạch sẽ thường xuyên

Hạn chế sử dụng sữa, nước ngọt

Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày mà không có dấu hiệu giảm, có kèm sốt, đau bụng dữ dội, cơ thể mất nước như khát nước thường xuyên, khô da, mệt mỏi, chóng mặt, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và can thiệp điều trị kịp thời. 

 

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản tình trạng dịch dạ dày gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi... trào ngược lên thực quản.

Triệu chứng thường gặp là nóng rát ở vùng ngực và cổ họng, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau tức ngực, khó nuốt, miệng tiết nhiều nước bọt.

Nguyên nhân

Cơ thắt thực quản suy yếu

Dư thừa axit bên trong dạ dày

Thói quen dùng các chất kích thích

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị

Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản

Tình trạng đang mang thai, căng thẳng kéo dài

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Giữ cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì

Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng trào ngược gây khó chịu nhiều. 

 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng do sự phình đại hoặc giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn.

Triệu chứng thường gặp là gây đau đớn, ngứa rát và khó chịu.

Nguyên nhân

Thừa cân

Mang thai

Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Táo bón kéo dài

Căng thẳng thường xuyên

Phòng bệnh trĩ

Bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, các loại củ quả trái cây trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Tránh ngồi một chỗ, vận động thể chất thường xuyên

Thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng trĩ gây khó chịu hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 

 

Và một số rối loạn tiêu hóa phổ biến khác: 

Hội chứng ruột kích thích (IBS): Thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 - 50. Bệnh gây ra các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, phân nhầy...

 

Bệnh Celiac: Cơ thể không thể dung nạp gluten- một loại protein có trong lúa mì, lúa và lúa mạch. Khi ăn gluten, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách làm hỏng lớp lót của ruột non, các chất dinh dưỡng không thể được hấp thụ đúng cách. Bệnh có thể gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đau bụng và đầy hơi. Thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe khác như loãng xương, thiếu máu và ung thư.

 

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột gây viêm mạn tính ở đường tiêu hóa, thường xuyên nhất trong ruột non. Triệu chứng là tiêu chảy mạn tính, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau bụng. Cần thăm khám sớm để có hướng điều trị kịp thời, kiểm soát nguy cơ biến chứng.

 

Viêm loét đại tràng là một loại viêm ruột gây viêm trực tràng và ruột già. Tình trạng viêm cũng có thể lan sang các phần khác của ruột theo thời gian. Triệu chứng là tiêu chảy dài ngày, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, đau bụng… Thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng tốt hơn. Cần thăm khám sớm để ngăn ngừa tình trạng viêm tiến triển theo thời gian.

 

Ung thư đại trực tràng và ruột kết: Thường bắt đầu với một polype trong hệ tiêu hóa, theo thời gian sẽ tiến triển thành ung thư. Bệnh lý này có thể tầm soát phát hiện sớm bằng thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ kết hợp nội soi tiêu hóa, đại trực tràng.

 

Chúc gia đình bạn sức khỏe và hạnh phúc.

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

  

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.