Kiến thức y học

Những thông tin cơ bản vợ chồng bạn cần biết về kỹ thuật ICSI-IVF thụ tinh trong ống nghiệm

Cập nhật lúc: 2:09:51 CH - 26/09/2023

ICSI-IVF là một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, được sử dụng phổ biến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có yếu tố vô sinh nam nghiêm trọng, đã từng thất bại nhiều lần với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thông thường hoặc sau khi trữ đông trứng, bảo quản tế bào trứng.

 



 

ICSI-IVF là gì? Tại sao cần thực hiện kỹ thuật ICSI-IVF? Kỹ thuật này có an toàn không? Những thắc mắc này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ICSI-IVF.

 

ICSI-IVF là một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, được sử dụng phổ biến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có yếu tố vô sinh nam nghiêm trọng, đã từng thất bại nhiều lần với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thông thường hoặc sau khi trữ đông trứng (bảo quản tế bào trứng). 

 

Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thông thường, nhiều tinh trùng sẽ được tiếp xúc với một trứng, với hy vọng rằng một trong những tinh trùng này sẽ tự đi vào bên trong và thụ tinh cho trứng. Với ICSI-IVF, chuyên viên phôi học chỉ lấy duy nhất một tinh trùng khỏe mạnh tiêm trực tiếp vào một bào tương noãn (trứng). 

 

Kỹ thuật này cũng được áp dụng để thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, xét nghiệm PGT-A hoặc PGT-M để sàng lọc phôi bất thường và loại bỏ một số bệnh lý di truyền của ba mẹ có thể truyền sang em bé trong quá trình mang thai.

 

 

Quy trình thực hiện ICSI-IVF?

ICSI được thực hiện như một phần của IVF. Cũng giống với IVF thông thường, người vợ sẽ được kích thích buồng trứng (kích trứng) và theo dõi sự phát triển của các nang noãn (trứng) bằng siêu âm hoặc xét nghiệm máu. Khi các nang trứng đủ tiêu chuẩn về số lượng và kích thước, trứng trưởng thành được chọc hút lấy ra khỏi buồng trứng qua ngã âm đạo bằng kim nhỏ chuyên dụng dưới hướng dẫn siêu âm. Tinh trùng cũng được lấy từ người chồng ngay trong ngày người vợ được chọc hút trứng hoặc tiến hành rã đông tinh trùng trước đó.

 

Bước tiếp theo, trứng sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, một tinh trùng khỏe mạnh nhất sẽ được tiêm trực tiếp vào một trứng trưởng thành tốt nhất. Nếu quá trình thụ tinh diễn ra thành công, các em bé phôi khỏe mạnh và có tiềm năng sinh sống cao, một hoặc hai phôi sẽ được bác sĩ chuyển vào lòng tử cung của người vợ thông qua một ống thông được đặt ở cổ tử cung để bắt đầu một thai kỳ bình thường.

 

 

Khi nào cần điều trị ICSI-IVF? 

ICSI-IVF được xem là phương pháp điều trị hiếm muộn có tỷ lệ đậu thai cao, giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mang thai và sinh con khỏe mạnh.

ICSI-IVF thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp vô sinh nam nghiêm trọng gồm:

  • Số lượng tinh trùng rất thấp
  • Tinh trùng có hình dạng bất thường
  • Tinh trùng di động kém
  • Tinh trùng suy nhược

Nếu người chồng không có tinh trùng nhưng tinh hoàn vẫn sản xuất được tinh trùng. Tinh trùng có thể được lấy ra ngoài ra cơ thể thông qua các kỹ thuật rút trích hoặc phẫu thuật. Tinh trùng được lấy thông qua các kỹ thuật này được yêu cầu sử dụng ICSI-IVF mang đến kết quả tốt nhất. ICSI-IVF cũng được sử dụng trong trường hợp xuất tinh ngược dòng nếu tinh trùng được lấy ra từ nước tiểu của người chồng.

 

Hiếm muộn có yếu tố nam nghiêm trọng không phải là lý do duy nhất để ICSI-IVF được sử dụng. Các lý do dựa trên bằng chứng khác cho ICSI bao gồm: 

Có ít hoặc không có trứng thụ tinh ở chu kỳ đầu: Đôi khi, trong một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm thông thường, một số lượng lớn trứng được lấy ra và một số lượng tinh trùng khá khỏe mạnh nhưng không có trứng nào được thụ tinh. Nếu xác định đây là nguyên nhân thất bại ở chu kỳ đầu, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định ICSI ở chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tiếp theo.

 

Tinh trùng trữ đông: Nếu quá trình rã đông tinh trùng có vấn đề, ICSI-IVF có thể được chỉ định điều trị.

 

Trứng trữ đông: Quá trình thủy tinh hóa của trứng đôi khi có thể xuất hiện hiện tượng vỏ trứng bị cứng lại. Điều này có thể khiến quá trình thụ tinh trở nên khó khăn và phức tạp hơn, ICSI-IVF có thể giúp vượt qua rào cản này.

 

Xét nghiệm PGD: PGD là một xét nghiệm chẩn đoán di truyền phôi tiền làm tổ, đây là một công nghệ IVF hiện đại, cho phép sàng lọc di truyền bất thường phôi, loại bỏ các phôi bị dị tật và sinh con khỏe mạnh. Có mối lo ngại rằng thụ tinh trong ống nghiệm thông thường có thể khiến tinh trùng chưa thụ tinh với trứng có thể bám xung quanh các phôi và điều này có thể ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả PGD.

 

Trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM): Đây là một kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, trứng được chọc hút từ buồng trứng lấy ra khỏi cơ thể người vợ trước khi trưởng thành hoàn toàn. Quá trình trưởng thành của trứng sẽ được theo dõi trong phòng thí nghiệm. Một số nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng trứng IVM có thể tỷ lệ thụ tinh thành công với các tế bào tinh trùng không bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm truyền thống. Tuy nhiên, ICSI-IVM vẫn có thể là một lựa chọn tốt nhưng cần thêm các bằng chứng nghiên cứu khoa học.

 

ICSI-IVF có thể là một công nghệ tuyệt vời khi cần thiết. Tuy nhiên, ICSI-IVF cũng có các rủi ro không mong muốn như trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm thông thường, nhưng với kỹ thuật này còn có thêm rủi ro khác là nguy cơ thai nhi dị tật bẩm sinh, tỷ lệ khoảng 1,5 - 3%. Một số dị tật bẩm sinh có thể kể đến như hội chứng Beckwith-Wiedemann, một rối loạn tăng trưởng dẫn đến tăng trưởng quá mức ở trẻ, hội chứng Angelman, một rối loạn di truyền liên quan đến thể chất và tinh thân... ICSI-IVF cũng làm tăng nguy cơ sinh con trai gặp vấn đề về khả năng sinh sản trong tương lai, nguyên nhân chủ yếu do di truyền.

 

Thành công với kỹ thuật thụ tinh ICSI-IVF khoảng 50 đến 80% trứng được tinh. Sự thật không phải tất cả trứng được thụ tinh bằng ICSI-IVF đều thành công, vì sự thụ tinh không được đảm bảo ngay cả khi tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng.

 

Tỷ lệ thụ tinh thành công không chắc chắn tỷ lệ mang thai lâm sàng hoặc tỷ lệ sinh sống. Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, khả năng thành công của một cặp vợ chồng sử dụng ICSI-IVF hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thông thường là như nhau.

 

Chúc vợ chồng bạn thật nhiều may mắn và sớm đón con yêu.

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.