Kiến thức y học

Protein và sức khỏe tim mạch (phần 1)

Cập nhật lúc: 1:42:48 CH - 07/09/2023

Protein ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ tim mạch theo nhiều cách khác nhau. Các loại đậu, các loại hạt, các loại cá béo và hải sản là những nguồn protein tốt nhất cho tim mạch. Trứng và thịt gia cầm không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thịt đỏ nên hạn chế dưới 350 gam, có thể dùng từ 1 - 3 bữa mỗi tuần.

 



 

Thực phẩm cung cấp nguồn protein ảnh hưởng đến chức năng và nguy cơ tim mạch theo nhiều cách khác nhau. Các loại đậu, các loại hạt, các loại cá béo và hải sản là những nguồn protein tốt nhất cho tim mạch. Trứng và thịt gia cầm không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thịt đỏ nên hạn chế dưới 350 gam, có thể dùng từ 1 - 3 bữa mỗi tuần. Các loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hạn chế sử dụng.

 

Protein có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, có ít nhất 10.000 protein khác nhau tạo nên cơ thể chúng ta. Protein tạo ra các enzym, một chất xúc tác tạo ra hàng ngàn phản ứng sinh hóa cần thiết cho quá trình trao đổi chất, vận chuyển oxy vào máu đi nuôi sống toàn bộ cơ thể.

 

Cơ thể của một người trưởng thành cần 20 loại axit amin khác nhau để phát triển, hoạt động bình thường. Protein được tạo thành từ các axit amin, các axit amin thiết yếu không thể tự sản sinh trong cơ thể mà cần bổ sung thực phẩm qua các bữa ăn hàng ngày.

 

Nguồn protein động vật là nguồn protein chất lượng cao nhất, được xem là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, bởi vì chúng chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần như thịt, gia cầm, các loại cá béo, tôm, cua, trứng, sữa… giống protein được tìm thấy trong cơ thể.

 

Nguồn protein thực vật, được xem là nguồn cung cấp protein không hoàn chỉnh, bởi vì chúng thiếu một số axit amin thiết yếu mà cơ thể cần như các loại đậu, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh…

 

Nguồn protein khác nhau sẽ cung cấp cho cơ thể các loại axit amin khác nhau.

 

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, phong phú và đa dạng các nguồn protein lành mạnh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

 

Theo bạn, nguồn protein nào tốt nhất cho sức khỏe tim mạch?

  

Nguồn protein phong phú và đa dạng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sức khỏe tim mạch theo nhiều cách khác nhau. 

Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng được tạo thành từ các axit amin. Cơ thể cần một lượng axit amin để xây dựng và chữa lành tổn thương cho cơ xương khớp. Protein cũng là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Tiêu thụ nguồn protein lành mạnh từ động vật và thực vật là một phần quan trọng của chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

 

Nguồn protein lành mạnh

 

Chọn thực phẩm cung cấp protein có nhiều nguồn protein khác nhau. Thành phần dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn protien thực vật và protein động vật cũng khác nhau. Mỗi nguồn protein có lợi, trung tính hoặc có hại đối với sức khỏe tim mạch cũng như nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh tim mạch tùy cơ địa và mức độ tiêu thụ ở mỗi người.

 

Các loại đậu

 

Các loại đậu gồm đậu xanh, đậu lăng, hạt đậu, đậu nành… là nguồn cung cấp protein thực vật. Thành phần dinh dưỡng của đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan, vi chất và có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe, giảm nồng độ cholesterol toàn phần, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim. 

 

Làm thế nào để có thể tiêu thụ nhiều đậu hơn? 

 

Đậu có nhiều dạng gồm sấy khô, đóng hộp, đông lạnh, say thành bột. Khi mua đậu đóng hộp nên chọn loại không hoặc ít muối. 

 

Một số cách để có thể ăn được nhiều đậu hơn trong chế độ ăn uống:

 

Thêm đậu vào món súp và rau trộn sa lát.

Ăn đậu xanh khi đang di chuyển, nghỉ ngơi.

Món khai vị bằng các loại rau củ luộc.

Dùng đậu lăng hoặc đậu gà với bánh mì kẹp.

 

 

Các loại hạt và ngũ cốc  

 

Các loại hạt và ngũ cốc là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng gồm protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và nhiều loại vi chất dinh dưỡng thiết yếu, tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại hạt gồm hạnh nhân, bạch quả, hạt điều, hạt mắc ca, đậu phộng, hồ đào, hạt thông, óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạt bí, hạt mè, hạt hướng dương… 

 

Làm thế nào để có thể tiêu thụ nhiều hạt và ngũ cốc hơn?

 

Thường xuyên ăn các loại hạt và ngũ cốc không tẩm ướp muối hoặc gia vị là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol toàn phần và LDL- Cholesterol (cholesterol xấu) cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

 

Một số cách để có thể tiêu thụ nhiều hạt và ngũ cốc hơn trong chế độ ăn uống: 

 

Thêm các loại hạt và ngũ cốc vào bữa ăn với các món xào hoặc mì ống. Hạt điều, đậu phộng và hạt vừng là những nguyên liệu bổ sung tuyệt vời cho món xào, hạt thông và óc chó rất phù hợp với các món mì ống.

Hạnh nhân, óc chó, hướng dương rang giòn trộn cùng với món rau trộn sa lát sẽ tăng thêm hương vị và tạo sự ngon miệng.

Rắc các loại hạt và ngũ cốc được say nhỏ vào các món cháo, ngũ cốc hoặc sữa chua được xem là món ăn nhẹ bổ dưỡng.

Thưởng thức món bánh mì nướng kẹp với hạt và ngũ cốc cùng với bơ đậu phộng là một món ăn nhẹ lành mạnh.

 

Cá và hải sản

 

Cá và hải sản là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tuyệt vời. Có khả năng làm giảm nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim và tử vong vì bệnh tim mạch.

 

Cơ thể không thể tự sản xuất omega-3 một cách tự nhiên nên cần được bổ sung nguồn dưỡng chất này bằng thực phẩm. Cá là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp lượng omega-3 tốt nhất, đặc biệt là các loại cá béo. Các loại cá và hải sản tốt cho sức khỏe tim mạch như cá hồi, cá ngừ, cá basa, tôm, cua, mực, hàu, nghêu, sò… Trong đó, nguồn các cung cấp hàm lượng omega-3 cao nhất là cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu. 

 

Nên ăn bao nhiêu cá và hải sản mỗi tuần?

 

Cá và hải sản đông lạnh hoặc đóng hộp có thể là một lựa chọn thay thế thuận lợi và tiết kiệm hơn so với cá và hải sản tươi sống. Khi mua cá và hải sản đóng hộp cần chú ý đến hàm lượng muối và các thành phần gia vị chế biến, tốt nhất nên chọn loại không gia vị.

 

Sử dụng cá ngừ hoặc cá hồi đóng hộp không gia vị cùng với món rau trộn sa lát hoặc bánh mì nướng cũng tốt cho sức khỏe. Thưởng thức món cá nướng hoặc cá hấp là một lựa chọn cho một bữa ăn đơn giản và ngon miệng. Có thể thêm hỗn hợp cá và hải sản vào các món xào hoặc mì ống. Sử dụng các loại thảo mộc và gia vị khác nhau như thì là, rau mùi tây, rau mùi, sả, gừng, tỏi, chanh hoặc ớt bột để tăng thêm hương vị cho các món cá và hải sản.

 

Theo khuyến nghị nên ăn khoảng 2 - 3 khẩu phần cá mỗi tuần, tương đương khoảng 150 gam - 200 gam mỗi khẩu phần, được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch.

 

 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.

 

  

Các tin tức khác:
[Trở về]