Kiến thức y học

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, COPD, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác

Cập nhật lúc: 3:09:22 CH - 22/07/2023

Biến đổi khí hậu góp phần làm giảm chất lượng không khí và môi trường sống. Các chất gây ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện giao thông, các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, thậm chí là từ các hoạt động sinh hoạt trong mỗi gia đình. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đén sức khỏe, gây ra bệnh lý tim mạch, hô hấp và ung thư 

 



 

Biến đổi khí hậu góp phần làm giảm chất lượng không khí và môi trường sống. Các chất gây ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện giao thông, các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, thậm chí là từ các hoạt động sinh hoạt trong mỗi gia đình. Mỗi năm, ước tính có khoảng 7 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí. Hít phải các hạt vật chất có hại cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, suy hô hấp và ung thư.

 

Bạn có thể giảm sự tiếp xúc với không khí ô nhiễm bằng cách đeo khẩu trang hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời nếu đang sống ở nơi có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức cao.

 

Trung bình, một người lớn hít thở khoảng 12 đến 20 lần mỗi phút. Không khí chúng ta đang hít thở không chỉ chứa nguồn oxy thiết yếu mà chúng còn bao gồm các chất độc hại, các hạt vật chất và bụi mịn nếu ở mức cao có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể.

 

Chất lượng không khí kém đang trở nên trầm trọng hơn mỗi ngày bởi có quá nhiều các chất gây ô nhiễm. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe từ các bệnh lý tim mạch đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh ung thư, thậm chí hội chứng suy giảm trí nhớ. Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

 

Có thể chúng ta không quan tâm nhiều đến bầu không khí chúng ta đang hít thở cho đến khi nhận thấy có những sự thay đổi không khí diễn ra xung quanh mình, chẳng hạn như thời tiết nắng nóng gay gắt, lượng mưa nhiều hơn bình thường, khi bầu trời chuyển sang màu cam cháy và chỉ số chất lượng không khí đạt đến mức nguy hiểm.

 

Thực tế, không khí trông có vẻ trong lành nhưng lại chứa đầy chất gây ô nhiễm có hại cho sức khỏe tổng thể mà hầu hết chúng ta không nhận thấy.

 

Nếu bạn đang trong mối lo lắng về tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí đến sức khỏe tổng thể, điều quan trọng là bạn phải biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

 

Hạt vật chất và bụi mịn là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

 

Vật chất dạng hạt còn được gọi là các hạt sol khí trong khí quyển, chứa các phân tử rắn hoặc lỏng cực nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, được tìm thấy trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày.

 

Một loại ô nhiễm không khí dạng hạt rất có hại cho sức khỏe, là một dạng hạt mịn có đường kính chỉ khoảng 2,5 micron trở xuống. Kích thước siêu nhỏ cho phép chúng xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể sau khi hít vào.

 

Khi hít phải các hạt bụi có trôi theo không khí qua hệ thống hô hấp, sau đó đi sâu vào phổi và các phế nang, nơi chúng sẽ trú ngụ tại đây. Chúng còn có khả năng xâm nhập vào màng hoạt dịch và vào máu, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, xuất hiện tình trạng viêm và stress oxy hóa bên trong cơ thể.

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 7 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời mỗi năm.

 

Ảnh hưởng sức khỏe từ ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm không khí do các hạt vật chất, bụi mịn có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, thể chất và tinh thần, mức độ nguy hại khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống.

 

Nguy cơ tim mạch do ô nhiễm không khí

 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy gần một nửa số ca tử vong do hít phải hạt vật chất, dẫn đến bệnh lý tim mạch và xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, bệnh tim mạch còn được phát hiện khi tiếp xúc với các hạt vật chất trong thời gian dài, mặc dù mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn môi trường xung quanh.

 

Nguy cơ hô hấp do ô nhiễm không khí

 

Một mối lo ngại lớn khác về sức khỏe khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí là gây ra bệnh hô hấp. Những tác động ngắn hạn có thể gặp:

Ho

Thở khò khè

Hụt hơi

 

Tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí cũng có thể dẫn đến và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ của bệnh mãn tính, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường và ung thư. Một đánh giá phân tích tổng hợp cho thấy hạt vật chất tăng 10 μg/m3 dẫn đến số lần nhập viện và phải nhập viện điều trị ở bệnh nhân COPD cao hơn. Ô nhiễm không khí cũng có thể dẫn đến các bệnh hô hấp như hen suyễn và ung thư phổi.

 

Ung thư do ô nhiễm không khí

 

Ung thư phổi không phải là bệnh ung thư duy nhất liên quan đến ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên kết giữa việc tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm không khí và bệnh ung thư vú, ung thư tiêu hóa (dạ dày và gan) và ung thư thanh quản (cổ họng).

 

Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần do ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm không khí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ theo nhiều cách khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hội chứng sa sút trí tuệ có liên quan mật thiết đến việc tiếp xúc ô nhiễm không khí kéo dài. Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận hạnh phúc ở một người. 

 

Năm 2023, một nghiên cứu hơn 389.000 người ở Anh đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với nhiều chất ô nhiễm không khí khác nhau như nitơ điôxít và oxit nitric có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng về sức khỏe tâm thần, trầm cảm và lo lắng.

 

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiễm không khí?

 

Bạn không thể kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm không khí nhưng bạn bảo vệ sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản giúp giảm thiểu mức độ phơi nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.  

 

Đeo khẩu trang khi ra đường và ở những nơi có nhiều khói bụi, hãy chắc chắn rằng khẩu trang được ôm sát mặt để ngăn lượng ô nhiễm không khí có thể lọt qua. 

 

Không tập thể dục ngoài trời nếu tình trạng ô nhiễm không khí nặng, hãy tìm kiếm và chọn những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh, tốt nhất là tập thể dục trong công viên. 

 

Sử dụng máy lọc không khí để giảm tải mức độ ô nhiễm không khí trong nhà, đảm bảo phù hợp với diện tích không gian phòng. Máy lọc không khí nên đặt ở nơi bạn thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như phòng ngủ, phòng làm việc và đảm bảo các cửa sổ được đóng kín. 

 

Các sự kiện bắn pháo hoa cũng có thể làm tăng lượng ô nhiễm không khí nên hạn chế tụ tập ở những nơi đó. 

 

Sử dụng băng dính xung quanh cửa sổ, bịt kín các khe hở để ngăn bụi mịn lọt qua.

 

Nếu đang ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao, hãy thay quần áo sau khi trở về nhà.

 

Khi sử dụng điều hòa không khí trung tâm, hãy chuyển chế độ cài đặt sang chế độ tuần hoàn không khí.

 

Nếu có thể, hãy sống cách xa các khu công nghiệp và đường lớn.

 

Mức độ ô nhiễm không khí được đo lường như thế nào?

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đưa ra các đánh giá mức độ ô nhiễm không khí “tối đa” có thể chấp nhận được khác nhau cho từng khu vực, giới hạn ở mức 15 μg/m3 mỗi 24 giờ.

 

Có bao nhiêu loại ô nhiễm không khí? 

 

Ô nhiễm không khí thường liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời nhưng cũng có các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Ô nhiễm không khí từ sinh hoạt có thể tìm thấy trong các tòa nhà, các công trình kiến trúc và bụi mịn trong nhà. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn có trong tự nhiên như phấn hoa, một số người bị dị ứng phấn hoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 

 

Ảnh hưởng sức khỏe từ các hạt bụi mịn trong không khí

 

Các hạt vật chất siêu nhỏ, có kích thước chỉ bằng khoảng 1/40 chiều rộng của sợi tóc người. Đây là nguồn giải phóng các loại hóa chất độ hại khác nhau, góp phần làm tăng độ ô nhiễm không khí. Chúng có liên quan đến việc đốt nhiên liệu hóa thạch như:

Chất thải từ các phương tiện giao thông, xe hơi và xe tải

Các ngành công nghiệp sản xuất điện năng, sản xuất thép, chế tạo công nghiệp

Nông nghiệp

Hỏa hoạn

 

Tầng khí quyển ozon

 

Có thể bạn đã từng nghe nói về tầng ozone “tốt”, nằm trong tầng bình lưu và giúp che chắn Trái đất và ngăn chặn các bức xạ cực tím có hại từ mặt trời. Tuy nhiên, tầng ozon cũng bị trôi nổi trên mặt đất, chúng được gọi là chất gây ô nhiễm thứ cấp do chúng gây ô nhiễm không khí trực tiếp mà hình thành sau khi lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tồn tại trong bầu khí quyển một thời gian. Sau đó chúng phản ứng với ánh sáng mặt trời tạo ra các chất gây ô nhiễm không khí khác là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, còn được gọi là VOC.

 

Biến đổi khí hậu khiến tình trạng ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn

 

Cháy rừng trong những năm gần đây là một ví dụ điển hình cho việc biến đổi khí hậu góp phần làm giảm chất lượng không khí. Nhiệt độ toàn cầu tăng lên đáng kể và cảnh quan xung quanh khô hạn, tình trạng cháy rừng ước tính sẽ tăng gấp đôi vào cuối thế kỷ này. Cháy rừng giải phóng một lượng lớn các chất khí độc hại. Khói từ cháy rừng chiếm khoảng 1/5 tổng số lượng hạt vật chất gây ô nhiễm không khí.

 

Một nghiên cứu năm 2023 có liên quan đến đến lượng khói tỏa ra từ việc cháy rừng với việc tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, các khối u mô phát triển dư thừa bất thường không phải là một điều ngẫu nhiên. Chính lượng hạt vật chất dày đặc đã gây ra khói mù màu đỏ sau các vụ cháy rừng nhưng chúng không phải là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu duy nhất làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng carbon dioxide là yếu tố góp phần tăng lượng hạt vật chất và bụi mịn gây ô nhiễm không khí và bào mòn tầng zone.

 

Ô nhiễm tầng ozone cũng trở nên tồi tệ hơn ở nhiệt độ cao. Điều này do phản ứng hóa học trong quá trình tạo ozone xảy ra khi trời nắng nóng đỉnh điểm, thông qua một quá trình gọi là quang hóa. Khi nhiệt độ nắng nóng gay gắt, không khí tích tụ lại vì không có gió, điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí. Điều kiện thời tiết cũng gây ra áp suất cao khi không khí không thể di chuyển nhiều theo phương thẳng đứng, ngăn không cho ô nhiễm không khí thoát lên trên. Hơn nữa, thời tiết nắng nóng còn gây ra một số phản ứng hóa học khác trong việc tạo ra các chất gây ô nhiễm khiến tình trạng ô nhiễm không khí xảy ra nhanh hơn.

 

Khi nhiệt độ tăng ở mức cao do mức độ tiêu thụ điện tăng vì sử dụng các thiết bị làm mát để giải nhiệt như quạt gió, máy điều hòa. Điều này liên quan đến việc đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn, góp phần gây ra ô nhiễm tầng khí quyển với lượng lưu huỳnh và nitơ cao hơn, làm cho mức độ ô nhiễm không khí tăng lên đáng kể.

 

Chất lượng không khí có thể cải thiện tốt hơn không?

 

Mặc dù đã có nhiều giải pháp cho các vấn đề ô nhiễm không khí nhưng tình trạng ô nhiễm không khí và hiệu quản giảm thiểu ô nhiễm không khí trong tương lai chưa được xác định. Bắc Mỹ và Châu Âu đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc giảm tải ô nhiễm không khí trong vài thập kỷ qua. Theo số  liệu được công bố thì lượng ô nhiễm không khí đã giảm 42% từ năm 2000 đến năm 2022. Có một câu chuyện thành công lớn về giải pháp không khí sạch là giảm tối đa các chất gây ô nhiễm không khí như carbon monoxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide và chì so với nhiều năm trước đây.

 

Việc cải tiến công thức của bộ chuyển đổi nhiên liệu trong các phương tiện giao thông cũng giảm đáng kể lượng khí thải có hại ra bên ngoài môi trường sống. Tuy nhiên, việc đốt nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao, chiếm 80% nguồn cung cấp năng lượng của thế giới. Chúng ta chưa đạt được nhiều tiến bộ về khí nhà kính, có thể xem là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Khi tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra thường xuyên với mức độ tăng dần thì chất lượng không khí cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết vì chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. 

 

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ  

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.