Kiến thức y học

Phụ nữ được khuyến cáo nên bắt đầu khám tầm soát ung thư vú từ tuổi 40

Cập nhật lúc: 3:05:01 CH - 06/07/2023

Theo khuyến cáo mới nhất, phụ nữ được khuyến khích khám sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ 40 tuổi thay vì 50 tuổi như khuyến cáo trước đây. Đây được xem là một cách phòng bệnh thông minh, nâng cao nhận thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.

 



 

Theo Globalcan năm 2020, Việt Nam có 182.563 ca ung thư mắc mới, ung thư vú chiếm 21.555 ca, tỷ lệ khoảng 11,8%. Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, đang có xu hướng tăng nhanh, có thể gặp ở mọi độ tuổi và ngày càng trẻ hóa.

 

Theo khuyến cáo mới nhất, phụ nữ được khuyến khích khám sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ 40 tuổi thay vì 50 tuổi như khuyến cáo trước đây. Đây được xem là một cách phòng bệnh thông minh, nâng cao nhận thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ trong cuộc sống hiện đại.

 

Năm 2016, Cơ quan Y tế dự phòng Mỹ đã đưa ra khuyến nghị phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư vú khi bước vào tuổi 40 tuổi tùy theo nhu cầu cá nhân. Khám sàng lọc ung thư vú cần thực hiện siêu âm tuyến vú, chụp x-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) 2 năm một lần từ 50 tuổi trở lên, không áp dụng cho người có nguy cơ cao.

 

Theo khuyến nghị mới nhất kêu gọi phụ nữ nên khám sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ 40 tuổi thay vì 50 tuổi như trước đây.

 

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú sớm

 

Ung thư vú ở giai đoạn khởi phát rất mờ nhạt, thường không gây đau, không có bất kỳ triệu chứng nào, khó nhận biết cho đến khi các tế bào ung thư tiến triển, biểu hiện rõ ràng như nhìn thấy hoặc sờ thấy.

 

Nhận thức tốt về bệnh ung thư vú, quen thuộc với hình dáng và cảm giác của vú, bất kể tuổi tác, bạn đã tăng cơ hội cho mình phát hiện các dấu hiệu ung thư vú từ rất sớm.

 

Các triệu chứng đáng lưu ý và cần khám sức khỏe ngay:

Sờ thấy khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách

Dịch tiết bất thường từ núm vú, dịch có lẫn máu

Vùng da vú dày lên hoặc có vết lõm

Đau nhức vùng vú hoặc núm vú

Núm vú bị tụt hoặc lệch sang một bên

Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng

Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng

Vết lõm da vú giống như da quả cam gọi là sần da cam

 

Ngoài ra, một số người còn có triệu chứng đau cổ vai gáy, cánh tay và lưng trên, cơn đau thường xuất hiện ở phần lưng hoặc giữa 2 bả vai rất dễ nhầm lẫn với tổn thương dây chằng hoặc viêm xương khớp.

 

Khám sàng lọc ung thư vú sớm giúp quản lý và cải thiện sức khỏe cho phụ nữ tốt hơn.

 

Tại sao khám sàng lọc ung thư vú khi trẻ tuổi hơn lại có nhiều lợi ích hơn?

Khi nào phụ nữ nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư vú có thực hiện chụp nhũ ảnh đã được các chuyên gia tranh luận trong nhiều năm qua. Thực tế cho thấy nguy cơ ung thư vú bắt đầu tăng lên sau tuổi 40, khám sàng lọc lâm sàng, siêu âm tuyến vú và chụp nhũ ảnh hàng năm giúp loại bỏ sớm nguy cơ ung thư vú cho phụ nữ.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến nghị phụ nữ có thể lựa chọn bắt đầu khám sàng lọc ung thư vú hàng năm trong độ tuổi từ 40 đến 44 tuổi và chụp nhũ ảnh hàng năm bắt đầu từ 45 tuổi. Điều đó làm cho các phụ nữ trẻ tuổi lo lắng về tác dụng phụ tiềm ẩn của biện pháp sinh thiết vú khi khám sàng lọc ung thư vú.

Khám sàng lọc ung thư vú sớm hơn sẽ cải thiện kết quả tốt hơn cho sức khỏe phụ nữ. Phụ nữ nên được tư vấn đầy đủ về những lợi ích ở hiện tại và cả tương lai của việc khám sàng lọc ung thư vú sớm hơn, thực hiện chẩn đoán hình ảnh hoặc sinh thiết vú để đánh giá mức độ tổn thương là điều cần thiết nếu có yếu tố nguy cơ cao hay có phát hiện tổn thương. Vì mục tiêu quan trọng cuối cùng của việc khám sàng lọc ung thư vú là phát hiện sớm, điều trị kịp thời và cứu giúp được nhiều phụ nữ hơn.

Theo hướng dẫn của Mạng lưới Ung thư toàn cầu, phụ nữ cần phải được đánh giá mức độ rủi ro nguy cơ ung thư vú ở tuổi 25, chụp nhũ ảnh hàng năm bắt đầu từ tuổi 40 nếu có nguy cơ mắc ung thư vú ở mức trung bình.

Khám sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ tuổi 40 được xem là một cách thông minh trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Điều này cũng gợi ý cho phụ nữ nên tư vấn bác sĩ về nguy cơ ung thư vú từ tuổi 30 để có thêm kiến thức phòng bệnh cho bản thân. Quan trọng nhất là tìm hiểu mức độ nguy cơ mắc ung thư vú có cao hay không, nếu nguy cơ cao sẽ được hướng dẫn khám sàng lọc sớm hơn.

Khám sàng lọc phát hiện sớm là điều cần thiết khi nói đến ung thư vú. Điều này bao gồm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, sàng lọc sớm ung thư vú và tự khám vú sau mỗi chu kỳ hàng tháng. 

 

Nguy cơ ung thư vú khác nhau ở mỗi phụ nữ

Mỗi cơ thể phụ nữ mỗi khác nhau vì vậy nguyên nhân ung thư vú không giống nhau ở tất cả phụ nữ. Khám sàng lọc ung thư vú cũng không bao giờ có cùng một phương pháp tiếp cận, dùng chung một chỉ định cận lâm sàng giống nhau.

 

Tương tự như các bệnh lý khác, bệnh ung thư mang tính cá nhân cao, các yếu tố nguy cơ cần được kể đến là thói quen lối sống, chế độ ăn uống, tuổi tác, bệnh sử bản thân và gia đình đã có.

 

Vì vậy, chỉ có bạn là người hiểu rõ nhất sự thay đổi của cơ thể mình. Hãy luôn lắng nghe và quan sát cơ thể để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường, đặc biệt là sự thay đổi ở vùng ngực.

 

Mặc dù, các bác sĩ gia cho rằng cần nhiều nỗ lực hơn nữa để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tiếp cận việc khám sàng lọc ung thư vú một cách dễ dàng và thường xuyên hơn tùy theo độ tuổi và yếu tố nguy cơ của mỗi người.

 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu thêm về các biến thể di truyền trong ung thư vú và các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến ung thư vú, chẳng hạn như tiền sử sinh sản và có sử dụng nội tiết tố để tăng thêm hiệu quả và tính chính xác của các kết quả khám sàng lọc phát hiện sớm và điều trị ung thư vú nếu có.

 

 

Những thói quen đơn giản giúp phòng ngừa ung thư vú

 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy chủ động thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ ung thư vú hiệu quả, ngay cả với người có nguy cơ cao.

 

Tất cả các chị em gái khi bước vào tuổi dậy thì, xuất hiện chu kỳ kinh, nên tạo cho mình thói quen tự khám vú sau mỗi chu kỳ hàng tháng để quen dần với kích thước, hình dạng và cảm giác vùng ngực. Đối với phụ nữ mãn kinh nên chọn ngày dễ nhớ, chẳng hạn ngày đầu tiên hoặc ngày cuối cùng của tháng để tự khám vú.

 

Để hạn chế rủi ro mắc ung thư vú, bạn nên:

 

Không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia. Sử dụng càng nhiều chất kích thích nguy hại này càng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Mỗi ngày chỉ nên uống một lượng vừa đủ, một ly nhỏ với nữ giới và hai ly nhỏ với nam giới.

 

Duy trì cân nặng hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư vú hiệu quả. Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu. Chỉ cần giảm từ 1 đến 2 kg trọng lượng cơ thể cũng tăng đáng kể hiệu quả phòng ngừa ung thư vú.

 

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giữ cân nặng ổn định, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú. Người trưởng thành nên duy trì thói quen rèn luyện thể chất đều đặn vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày, 150 phút một tuần theo khuyến cáo của WHO.

 

Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư vú hiệu quả, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu thì tác dụng bảo vệ và phòng chống ung thư vú càng lớn.

 

Hạn chế liệu pháp hormone sau mãn kinh vì chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của liệu pháp hormone, thay thế liệu pháp điều trị khác để giảm các triệu chứng khó chịu do sự thay đổi nội tiết diễn ra bên trong cơ thể.

 

Có một số bằng chứng khoa học cho thấy các biện pháp tránh thai nội tiết gồm thuốc tránh thai và vòng tránh thai nội tiết giúp giải phóng hormone làm tăng nguy cơ ung thư vú dù rủi ro rất nhỏ và sẽ giảm sau khi ngừng sử dụng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tác dụng của các biện pháp tránh thai nội tiết như kiểm soát chu kỳ kinh, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, thậm chí giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác gồm ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.

 

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ duy trì một cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh ung thư vú hiệu quả, thậm chí còn ngăn ngừa một số loại ung thư và các bệnh lý mạn tính phổ biến khác như rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, tim mạch và nhồi máu cơ tim. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chế độ ăn Địa Trung Hải, tên gọi của một chế độ ăn khoa học này được xếp vào danh sách là một trong những chế độ ăn uống lành mạnh và đã được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người mắc bệnh mạn tính bằng cách tăng các thành phần có lợi và hạn chế các thành phần nguy hại cho sức khỏe.

 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát phát hiện sớm ung thư vú

Theo khuyến mới nhất, phụ nữ nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư vú bắt đầu từ tuổi 40 thay vì bắt đầu từ tuổi 50 như trước đây.

Ung thư vú không có bất kỳ dấu hiệu nào ở giai đoạn khởi phát, đây chính là nguyên nhân khiến ung thư vú thường được phát hiện muộn khi đã xuất hiện các triệu chứng hoặc được phát hiện qua các lần khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Do đó, khám tầm soát sớm ung thư vú có ý nghĩa rất quan trọng.

Thông thường, khám sàng lọc ung thư vú bao gồm khám lâm sàng vùng ngực, siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh, xét nghiệm gene tùy vào yếu tố nguy cơ ở từng người.

Phụ nữ từ 40 tuổi trở nên khám tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp X-quang tuyến vú 1 năm/lần.

Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) mỗi năm một lần.

Phụ nữ có phát hiện khối u ở vú, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết hoặc chụp cộng hưởng từ MRI tùy mức độ tổn thương để đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Phụ nữ đã từng phẫu thuật điều trị ung thư vú cần theo dõi thăm khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát nguy cơ tái phát ung thư vú theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú là bước quan trọng trong việc phòng chống ung thư vú hiệu quả, bên cạnh duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng, giữ cân nặng hợp lý, vận động thể chất thường xuyên, khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất một năm một lần và kiểm soát tốt bệnh mạn tính.

 

Hướng dẫn các bước tự kiểm tra vú tại nhà sau mỗi chu kỳ

  

Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám bác sĩ

 

 

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.