Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra khi cơ thể không kịp đáp ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cúm mùa rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp các vật dụng thường ngày, bàn tay không sạch đưa lên mắt, mũi, miệng…
Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra khi cơ thể không kịp đáp ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Cúm mùa rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành, qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp các vật dụng thường ngày, bàn tay không sạch đưa lên mắt, mũi, miệng…
Nguyên nhân chính gây ra cúm mùa là do sự thay đổi của thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, khí hậu thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí xuống thấp khiến cơ thể không kịp thích ứng, các virus cúm được tạo điều kiện thuận lợi phát triển và xâm nhập vào cơ thể.
Phân loại cúm mùa
Cúm mùa gồm có 3 loại:
- Cúm A: Loại cúm nguy hiểm nhất với nhiều chủng A (H5N1), A(H3N2), A (H1N1)
- Cúm B: Chỉ có một chủng duy nhất lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
- Cúm C: Giống với cảm lạnh thông thường.
Ai có thể bị mắc cúm mùa?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm mùa. Người có yếu tố nguy cơ cao dễ mắc cúm mùa hơn như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền mạn tính, bệnh tự miễn, suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng phổ biến của cúm mùa
Cúm mùa thường ủ bệnh trong cơ thể khoảng 2 ngày, sau đó sẽ có biểu hiện ra bên ngoài:
Trẻ em còn có biểu hiện đau tai, đau họng, sưng hạch, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
Triệu chứng sốt sẽ tự biến mất sau khoảng 5 ngày. Triệu chứng mệt mỏi và ho có thể kéo dài hơn. Thông thường, sau khi mắc cúm mùa ở mức độ nhẹ, cơ thể có khả năng tự hồi phục trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.
Cúm mùa có thể gây các biến chứng nghiêm trọng
Cúm mùa không được điều trị hoặc điều trị quá muộn có thể gây ra biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, làm suy yếu chức năng hô hấp và tim mạch.
Cúm mùa khi tiến triển có thể gây ra biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường (tiểu đường), suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm tiết niệu.
Phụ nữ mang thai mắc cúm mùa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai, mắc cúm mùa trong 3 tháng đầu mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ.
Phòng bệnh cúm mùa hiệu quả và an toàn
Cúm mùa có thể phòng bệnh bằng cách chủ động thay đổi lối sống và thói quen lành mạnh:
- Luôn giữ ấm cơ thể, ăn nóng, uống ấm
- Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi
- Giữ không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát
- Thường xuyên lau rửa các bề mặt, vật dụng tiếp xúc
- Chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, bổ sung thêm rau xanh, trái cây, củ quả trong mỗi bữa ăn
- Theo dõi sức khỏe hàng ngày, nhận biết sớm các dấu hiệu cúm mùa
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định kê đơn của bác sĩ
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng không giảm sau 1 tuần cần thăm khám bác sĩ ngay.
Phòng bệnh bằng tiêm ngừa vaccine cúm mùa
Cúm mùa có thể phòng bệnh bằng cách tiêm ngừa vaccine cúm mùa, hiệu quả và an toàn lên tới 90%, đã có sẵn sử dụng trong hơn 60 năm qua. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, người có nguy cơ cao mắc cúm mùa hoặc trực tiếp chăm sóc người mắc cúm nên tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm:
- Phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
- Trẻ em từ 6 tháng trở lên
- Người cao tuổi
- Người mắc bệnh mạn tính
- Nhân viên y tế
Độ tuổi tiêm phòng vaccine cúm mùa
Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi, chưa từng mắc cúm mùa hoặc chưa từng tiêm vaccine cúm mùa: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Tại sao vaccine cúm mùa cần tiêm phòng mỗi năm một lần?
Vaccine cúm mùa cần tiêm phòng mỗi năm một lần do thời gian miễn dịch trong vòng một năm. Ngoài ra, các loại virus gây cúm mùa cũng thay đổi hàng năm, thành phần vaccine cúm mùa cũng được điều chỉnh cho phù hợp với các chủng virus xuất hiện theo từng thời điểm.
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ
Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn.