Người ta thường nói, trở thành ông bố bà mẹ luôn là một điều tuyệt vời, ba mẹ như được sinh ra lần nữa. Có con là một sự kiện đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của vợ chồng bạn mà còn là niềm hạnh phúc lớn với cả đại gia đình.
Người ta thường nói, trở thành ông bố bà mẹ luôn là một điều tuyệt vời, ba mẹ như được sinh ra lần nữa. Có con là một sự kiện đặc biệt, không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời của vợ chồng bạn mà còn là niềm hạnh phúc lớn với cả đại gia đình.
Mọi thứ không đơn giản chỉ có niềm vui, làm bố làm mẹ luôn gắn liền với những trách nhiệm và vô số công việc không tên. Điều mà vợ chồng bạn chưa từng nghĩ tới, chưa từng trải qua, đặc biệt với những ai lần đầu làm ba làm mẹ.
Ba mẹ phải học hỏi rất nhiều thứ, học từ những điều nhỏ nhặt nhất. Từ khi mẹ bắt đầu có dấu hiệu thai nghén, con còn là mầm sống bé xíu xiu, rồi dần lên trong bụng mẹ. Hồi hộp đếm từng ngày để được nghe tim thai, hào hứng với từng tiếng quẫy đạp của con, hôm nào trong bụng không có động tĩnh gì thì hôm đó có thể làm ba mẹ lại rơi vào cơn lo lắng đến quên ăn mất ngủ. Chưa kể những dự định tương lai khi gia đình đón thêm thành viên mới và hành trình lớn lên cùng con đang ở phía trước.
Hành trình mang thai và sinh con khác nhau ở mỗi gia đình, luôn chứa đựng nhiều cảm xúc và những câu chuyện khó quên. Có 2 điều ba mẹ không được lơ là trong suốt thời gian mang thai là khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đó là cách duy nhất đảm bảo con yêu luôn phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời.
Khi mang thai, mẹ dễ dàng nhận ra sự thay đổi của cơ thể qua mỗi tháng, mỗi tuần, thậm chí là mỗi ngày, đăc biệt vào tháng cuối trước khi sinh. Bác sĩ thường khuyến khích ba mẹ sinh thường vì những lợi ích sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và con nhưng trong một số trường hợp cần thiết phải mổ lấy thai.
Cơ thể mỗi mẹ mỗi khác, thời gian chuyển dạ cũng sẽ khác nhau. Để quá trình mang thai đến khi sinh con luôn được thuận lợi suôn sẻ, ba mẹ nên chuẩn bị kiến thức về thai giáo để chủ động chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt hơn.
Những cột mốc khám thai quan trọng ba mẹ không nên bỏ qua
3 tháng đầu
Chậm kinh tuần thứ 6: Xác định có thai và tình trạng thai
Thai tuần 6 đến tuần 11: Tính tuổi thai, tình trạng thai và ngày dự sinh
Thai tuần 11 đến tuần 13: Đánh giá sức khỏe mẹ và thai, tầm soát sớm thai kỳ
3 tháng giữa
Thai tuần 16 đến tuần 20: Theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ
Thai tuần 20 đến tuần 24: Theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ
3 tháng cuối
Thai tuần 24 đến tuần 28: Theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ
Thai tuần 28 đến tuần 32: Theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ
Thai tuần 32 đến tuần 36: Theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ
Thai tuần 37, 38, 39, 40 và 41: Khám mỗi tuần và thảo luận kết thúc thai kỳ
Chúc gia đình bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và yên vui!
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ