Mọi người thường nghe nói về sức mạnh miễn dịch trong sữa mẹ có thể truyền kháng thể từ mẹ sang con. Điều này có lẽ rất quan trọng nhưng còn nhiều điều nữa đang diễn ra. Hệ thống miễn dịch trong sữa mẹ là một hệ thống hoàn hảo, có sức mạnh gắn kết các phản ứng miễn dịch.
Theo nghiên cứu mới đây của Đại học Binghamton, khi trẻ sơ sinh bú mẹ, chúng sẽ nhận được sự tăng cường miễn dịch giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Tác giả chính của sách cuốn sách "Đánh đổi khả năng miễn dịch của sữa mẹ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ sơ sinh", được xuất bản vào tháng 6 trên tạp chí Evolution, Medicine, và Public Health.
Đối với dự án này, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu gần 100 cặp mẹ và con ở vùng nông thôn Kilimanjaro. Cho trẻ bú mẹ trong thời gian dài là điều bình thường ở vùng này nhưng các bệnh truyền nhiễm khởi phát trong thời kỳ sơ sinh cũng rất phổ biến, ngay cả so với các khu vực khác của Đông Phi. Điều này làm cho Kilimanjaro trở thành một bối cảnh lý tưởng để bắt đầu tìm hiểu cơ chế hệ miễn dịch bảo vệ trẻ từ sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh truyền nhiễm, Wander nói.
Mọi người thường nghe nói về sức mạnh miễn dịch trong sữa mẹ có thể truyền kháng thể từ mẹ sang con. Điều này có lẽ rất quan trọng nhưng còn nhiều điều nữa đang diễn ra. Wander chia sẻ hệ thống miễn dịch trong sữa mẹ là một hệ thống hoàn hảo, có khả năng gắn kết các phản ứng miễn dịch.
Sữa mẹ và sức mạnh miễn dịch
Sữa mẹ chứa đựng nguồn dưỡng chất tự nhiên quý giá giúp tăng khả năng phản ứng miễn dịch từ kháng thể đến nhiều loại tế bào miễn dịch khác và còn hơn thế nữa. Wander giải thích thêm, nguồn miễn dịch tự nhiên sẵn có trong sữa mẹ gồm nhiều thành phần thiết yếu dường như được cơ thể sắp xếp và lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ trong máu của mẹ, mặc dù cơ chế đó vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng.
Để đánh giá tác động của sữa mẹ đối với sức khỏe miễn dịch ở trẻ sơ sinh, các nhà khoa học đã kết hợp một vài mi-li-lít sữa mẹ với một lượng nhỏ vi khuẩn, sau đó đặt hỗn hợp này vào lồng ủ để qua đêm. Họ quan sát và đo được sự gia tăng của interleukin-6, một phân tử giao tiếp tế bào miễn dịch thúc đẩy quá trình viêm xảy ra. Phản ứng trong ống nghiệm này cho biết hệ thống miễn dịch trong sữa mẹ có khả năng phản ứng như thế nào với vi khuẩn khi gặp trong cơ thể trẻ sơ sinh, chẳng hạn như đường ruột.
Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi trẻ sơ sinh ở Tanzania để đánh giá xem những trẻ được bú mẹ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn với các thử nghiệm trong ống nghiệm có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm thấp hơn hay không. Có vẻ như điều này xảy ra với Salmonella khi trẻ bú mẹ có phản ứng tốt hơn, ít hoặc không mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
Sữa mẹ có phản ứng mạnh mẽ với Salmonella cũng có xu hướng gia tăng phản ứng với một chủng vi khuẩn E.Coli lành tính, thường gặp trong đường ruột ở người lớn và những phản ứng này không có lợi cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bú mẹ có phản ứng mạnh hơn với E.Coli, có nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa cao hơn. Điều này có thể cho thấy các phản ứng không phù hợp của hệ thống miễn dịch có trong sữa mẹ. Ví dụ, đối với vi khuẩn thường gặp trong đường ruột có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Các tác giả lưu ý rằng vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác.
Mặc dù tất cả các phản ứng miễn dịch đều có sự trao đổi qua lại nhưng nhược điểm của sữa mẹ cả tức thời và phổ biến là một khám phá đáng ngạc nhiên.
Wander chia sẻ nhiều nguy cơ bị đe dọa, chúng tôi thực sự mong đợi khả năng miễn dịch tự nhiên có trong sữa mẹ có thể được điều chỉnh tốt hơn để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Các nhà nghiên cứu mong đợi tìm thấy những ảnh hưởng tiêu cực của các phản ứng miễn dịch không phù hợp ở đâu đó, chẳng hạn như sự phát triển chậm hơn hoặc ít hơn hệ vi sinh vật lý tưởng. Để phân biệt được giữa vi sinh vật có lợi và có hại là một công việc đầy thử thách ngay cả đối với hệ thống miễn dịch ở người trưởng thành, cũng như loại bỏ nhiễm trùng mà không làm hỏng các mô của chính người đó. Vì vậy, các nhà khoa học cho biết họ không quá ngạc nhiên khi nhận thấy sự trao đổi không phù hợp này diễn ra trong cơ thể của trẻ sơ sinh.
Ngoài việc giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, các phản ứng miễn dịch của sữa mẹ có thể giúp "huấn luyện" hệ thống miễn dịch đang dần hoàn thiện ở trẻ sơ sinh để có sức mạnh chống lại phản ứng với vi khuẩn nguy hiểm. Cần nghiên cứu thêm để xác định cách phát triển hệ miễn dịch hiệu chỉnh đầu vào, chẳng hạn như phòng ngừa nguy cơ với các bệnh truyền nhiễm, hệ vi sinh vật và hệ thống miễn dịch trong sữa mẹ.
Đồng tác giả Mmbaga của Viện Nghiên cứu Lâm sàng Kilimanjaro cho biết những phát hiện thú vị này có tác động tích cực đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng trở nên rõ ràng hơn khi có thêm nhiều nghiên cứu nữa. Chúng ta cần hiểu cách phản ứng miễn dịch của sữa mẹ ảnh hưởng như thế nào để chúng ta có thể thiết kế các chương trình mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe con người.
Nghiên cứu này có thể có các ứng dụng vượt ra ngoài giai đoạn sơ sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. Tìm hiểu cách hệ thống miễn dịch phát triển để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ các vấn đề sức khỏe từ hệ thống đường ruột, bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và bệnh viêm phổi đến từ hệ miễn dịch.
"Thông thường, chúng ta mặc định cho rằng các phản ứng miễn dịch đối với các tác nhân kích thích riêng biệt là hoàn toàn riêng biệt. Như thể khả năng của hệ thống miễn dịch phản ứng với tác nhân lây nhiễm nguy hiểm không có bất kỳ tác động nào đến khả năng dung nạp thứ gì đó có lợi hoặc lành tính. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng phản ứng có thể gây hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, manh mối cho thấy đây không phải là trường hợp cộng gộp, bao gồm cả nghiên cứu này."
Bệnh viện An Sinh (Nguồn Sciencedaily)