Cuộc sống hiện đại cùng với dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến sức khỏe thể chất và tinh thần bị tác động mạnh mẽ. Tình trạng căng thẳng có thể tác động lên mọi cơ quan của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, hệ thống tim mạch, chức năng hô hấp, khả năng đáp ứng miễn dịch, hoạt động tiêu hóa, cơ xương khớp và tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Đại dịch Covid-19 góp phần khuyếch đại và góp phần gia tăng tình trạng căng thẳng kéo dài. Nhiều người rơi vào cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng tình trạng căng thẳng chính là “đại dịch thầm lặng” hậu Covid-19.
Theo các chuyên gia nhận định rằng căng thẳng gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Về mặt sinh học, căng thẳng có tính chất tích lũy và diễn tiến chậm theo thời gian. Nghiên cứu quốc tế ước tính 90% bệnh tật có liên quan đến tình trạng căng thẳng kéo dài.
Các triệu chứng căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ở một người. Bạn có thể không nhận ra do diễn tiến chậm. Bạn có thể nghĩ một bệnh lý nào đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau đầu, khó chịu, mất ngủ thường xuyên hoặc giảm năng suất làm việc nhưng căng thẳng thực sự có thể là nguyên nhân. Nhận biết các triệu chứng căng thẳng phổ biến sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn. Căng thẳng không được kiểm soát tốt có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim, béo phì, đái tháo đường, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản dẫn đến hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
Hãy tự hỏi bản thân “Bạn có đang căng thẳng không?”
Dường như mọi người đều có thể tự nhận biết các yếu tố gây căng thẳng những thường có xu hướng chủ quan bỏ qua vì cho rằng đó là điều nhỏ nhặt.
Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước bất kỳ nỗi sợ hãi nào hay đang phải trải qua giai đoạn khó khăn nào đó. Mỗi người biểu hiện căng thẳng theo các cách khác nhau. Một số người cảm thấy khó chấp nhận tình trạng căng thẳng của bản thân.
Ở góc nhìn tích cực, căng thẳng không phải lúc nào cũng xấu. Mỗi đợt căng thẳng ngắn hạn như một dấu hiệu cảnh báo thử thách phía trước. Cơ thể được thúc đẩy phản ứng tự vệ với tình huống tức thời, chuẩn bị tinh thần thích ứng tốt hơn. Căng thẳng được xem là độc hại khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Điều này không những gây hoang mang mà còn tạo tâm lý lo lắng cao độ.
Về mặt thể chất, căng thẳng sẽ có những biểu hiện thể chất như run sợ, hồi hộp, nhịp tim nhanh, căng cơ, đau đầu, đau bụng… Phản ứng sinh lý này có thể để lại hậu quả tiềm ẩn sâu sắc với mọi cơ quan trong cơ thể.
Có nhiều yếu tố làm tăng các dấu hiệu và mức độ căng thẳng. Bác sĩ chẩn đoán tình trạng căng thẳng dựa vào thông tin bạn cung cấp. Các dấu hiệu ban đầu liên quan đến chất lượng giấc ngủ, thói quen uống cà phê vào buổi sáng, uống rượu vào ban đêm, nghiến răng khi ngủ, ăn uống nhiều hơn bình thường hay ăn uống không ngon miệng, khó tập trung khi làm việc gì đó, năng suất làm việc giảm…
Hầu hết mọi người đều bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm. Tìm cách trốn tránh căng thẳng bằng cách lao vào làm việc nhiều hơn để quên đi, ăn uống thỏa mãn nhu cầu hơn là thực sự muốn ăn, nam giới có xu hướng tìm đến các chất kích thích… Sự thật tất cả nhiều điều kể trên không làm căng thẳng biến mất. Điều này không có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn tạo cơ hội cho các bệnh lý tiềm ẩn khác phát triển.
Nói chung, tất cả các triệu chứng biểu hiện thể chất của một người đang trong trạng thái căng thẳng dễ nhận biết nhất là thường xuyên cáu kỉnh, tức giận hoặc lo lắng về những điều nhỏ nhặt theo một cách rất tự nhiên. Tiếp đến chất lượng giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ, thường tỉnh dậy giữa đêm và không thể ngủ lại được. Ăn uống vô độ, mong muốn được cảm thấy thỏa mãn hơn, thậm chí là lạm dụng rượu bia.
Dành thời gian cho việc sắp xếp lại mọi thứ. Phân loại điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Điều chỉnh lại lối sống và thói quen sinh hoạt, cân bằng cuộc sống và công việc, thiết lập giới hạn lành mạnh khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, giảm tần suất tiêu thụ thông tin để não bộ được nghỉ ngơi, đầu óc được thư giãn, tập trung khi làm một việc nào đó vào một thời điểm giúp giảm tải căng thẳng không đáng có.
Mỗi ngày, bạn nên dành riêng khoảng thời gian từ 10 phút đến 20 phút ngồi yên tĩnh, tập hít thở sâu, thả lỏng tâm trí và toàn bộ cơ thể. Đó là cách tuyệt vời để nạp thêm năng lượng mới, giải tỏa căng thẳng hiệu quả, tránh tập thể dục quá sức có thể làm tăng mức cortisol, một loại hormone gây căng thẳng cho cơ thể.
Những tác động của căng thẳng với sức khỏe tổng thể:
Cơ thể
|
Cảm xúc
|
Hành vi
|
Nhức đầu
|
Lo lắng
|
Ăn uống vô độ hoặc ăn không cảm thấy ngon miệng
|
Căng đau cơ khớp
|
Bồn chồn
|
Bực tức bùng phát
|
Đau tức ngực
|
Thiếu động lực
|
Lạm dụng chất kích thích
|
Mệt mỏi
|
Cảm thấy quá tải
|
Hút nhiều thuốc lá
|
Suy giảm ham muốn tình dục
|
Khó chịu, tức giận
|
Không giao tiếp xã hội
|
Đau dạ dày
|
Buồn bã, trầm cảm
|
Ít hoặc không vận động thể chất
|
Rối loạn giấc ngủ
|
|
|
Bạn có muốn quản lý căng thẳng tốt hơn không? Hãy thử khám phá các chiến lược sau đây:
- Hoạt động thể chất thường xuyên.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn, tập hít thở sâu, thiền, yoga, thái cực quyền hoặc massage.
- Dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
- Dành thời gian cho các sở thích như đọc sách, nghe nhạc, học kỹ năng mới...
Bạn nên chủ động để kiểm soát căng thẳng ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên. Giảm tối đa các hoạt động như xem truyền hình, lướt mạng xã hội, chơi trò chơi điện tử... có vẻ như thư giãn nhưng thực chất về lâu dài chúng có thể làm tăng tình trạng căng thẳng. Duy trì lối sống và ăn uống lành mạnh, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh sử dụng thuốc lá, caffeine và rượu quá mức.
Khi nào bạn nên thăm khám và tư vấn bác sĩ?
Điều quan trọng nhất là luôn lắng nghe cơ thể, nhận biết những tín hiệu cảnh báo sớm trước khi chúng biểu hiện thành các triệu chứng trầm trọng hơn. Nếu bạn không chắc nguyên nhân gây ra căng thẳng hay không hoặc bạn đã thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng nhưng các triệu chứng vẫn tiếp diễn. Đây là lúc bạn nên bệnh viện thăm khám và tư vấn bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá sức khỏe toàn diện. Ngoài việc loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, phòng ngừa nguy cơ và biến chứng do tình trạng căng thẳng gây ra. Bạn sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa sâu để xác định nguồn gốc gây ra cẳng thẳng và có các liệu pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt khi có dấu hiệu liên quan đến hậu Covid-19.
Bệnh viện An Sinh tiếp nhận khám tư vấn sức khỏe tổng quát, khám các chuyên khoa và hậu Covid-19: Thứ hai đến thứ bảy (7:00 – 17:00) và chủ nhật (7:00 - 12:00).
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn