Hầu hết mọi người đều có thể hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau mắc Covid-19, nhưng vẫn có một số người tiếp tục xuất hiện các triệu chứng trong vài tuần, thậm chí là nhiều tháng. Tuy nhiên, một người không may mắc phải các triệu chứng kéo dài do hậu Covid có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần bằng lối sống và chế độ ăn uống điều độ và lành mạnh.
Trên thế giới, ước tính đã có hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng kéo dài sau mắc Covid, có thể gây suy nhược cơ thể như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn chức năng nhận thức (sương mù não), đau nhức cơ khớp, khó thở dai dẳng và trong một số trường hợp còn bị tiêu chảy, viêm kết mạc hoặc mất khứu giác và vị giác.
Mặc dù hậu Covid phổ biến hơn ở những người trải qua mức độ nặng nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người có các triệu chứng nhẹ.
Một nghiên cứu ở Ý với 143 người nhập viện do Covid-19 cho thấy 87% vẫn gặp vấn đề sức khỏe khi được theo dõi khoảng 60 ngày sau đó.
Một phần ba báo cáo có một hoặc hai triệu chứng dai dẳng, trong khi 55% có từ ba triệu chứng trở lên, trong đó phổ biến nhất là mệt mỏi (53%), khó thở (43%), đau khớp (27%) và đau ngực (22 %). Chỉ khoảng 18 người (12,6%) cho biết họ đã bình phục hoàn toàn.
Mặc dù nguyên nhân của những triệu chứng kéo dài dai dẳng này chưa được hiểu một cách đầy đủ và có thể biểu hiện đặc trưng khi kết hợp một số dấu hiệu khác nhau. Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống có thể hữu ích khi đối phó với tình trạng này.
Triệu chứng 1: Mệt mỏi
Duy trì thói quen ngủ đều đặn theo lịch trình thức dậy và đi ngủ cùng giờ mỗi ngày giúp cơ thể giảm mệt mỏi. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là bí quyết quan trọng. Không nên ăn quá no và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp cân bằng mức đường huyết. Tránh và hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều tinh bột hoặc chất ngọt như carbohydrate, năng lượng có thể tiêu hao sau ăn vài giờ.
Chọn các nguồn carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) thấp vì chúng tiêu hóa tương đối chậm và giúp ngăn ngừa sự thay đổi đường huyết. Các loại thực phẩm lành mạnh bao gồm các loại đậu, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, mì ống và gạo lứt, cùng với trái cây và rau xanh.
Điều quan trọng là không nên bỏ bữa ăn sáng, ngay cả khi bạn không cảm thấy đói.
Hơn nữa, bổ sung các loại vitamin tổng hợp và khoáng chất sẽ giúp cơ thể điều chỉnh bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào. Nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng bình thường, bao gồm:
- biotin (vitamin H, vitamin B7)
Một số vi chất dinh dưỡng như vitamin B2, B3, B5, B6, B12, folate, vitamin C, sắt và magiê cũng góp phần làm giảm mệt mỏi.
Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng miễn dịch và khả năng hồi phục sau mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Một nghiên cứu khoa học từ Đại học Oregon cho thấy người lớn từ 55 tuổi trở lên nên bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất mỗi ngày trong 12 tuần có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn đáng kể so với những người dùng giả dược.
Mặc dù những người sử dụng bổ sung các vi chất dinh dưỡng cũng có thể bị ốm như những người dùng giả dược nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng và mau hồi phục hơn. Nhiều bằng chứng khoa học cho rằng con người càng lớn tuổi sẽ xuất hiện sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, điều này làm giảm khả năng miễn dịch và tăng mức độ viêm và nhiễm trùng cao hơn.
Chọn một loại vitamin tổng hợp phù hợp theo độ tuổi của bạn. Ở độ tuổi 50, sự hấp thu giảm dần nên cần một lượng dưỡng chất cần thiế cao hơn.
Triệu chứng 2: Đau đầu
Đau đầu là một trong những triệu chứng ban đầu khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và có thể kéo dài sau mắc Covid. Thực tế có trường hợp, một phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng đau nửa đầu trước đây bị đau đầu liên tục, cơn đau đầu trở nên tồi tệ hơn khi các triệu chứng khác thuyên giảm. Trong hai tháng đầu sau mắc Covid-19, cơn đau đầu dường như xảy ra liên tục trong sáu ngày mỗi tuần, sau đó giảm dần còn ba ngày một tuần, mức độ từ trung bình đến nặng và có khi kéo dài tới sáu tiếng.
Hãy luôn chắc chắn rằng bạn uống đủ nước vì ngay cả khi cơ thể mất nước nhẹ cũng gây ra triệu chứng đau đầu.
Cỏ ngọt là một loại thảo dược truyền thống được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Một đánh giá của sáu thử nghiệm cho thấy hiệu quả hơn so với giả dược, mức độ an toàn cao hơn và không có tác dụng phụ.
Triệu chứng 3: Rối loạn chức năng nhận thức (sương mù não)
Mỗi tuần bạn nên ăn ít nhất hai bữa cá, một trong số đó là cá béo. Cá cung cấp chất béo Omega-3, rất quan trọng cho sức khỏe não bộ. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát quốc gia cho thấy cứ ba người trưởng thành thì có hai người không ăn cá.
Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như bơ, bánh mì và sữa nên được bổ sung bởi có chứa Omega-3. Mặc dù chúng thường được bổ sung dưới dạng Omega-3 ALA chuỗi ngắn. Điều này giúp tăng hấp thụ Omega-3 cho những người không ăn nhiều cá, chỉ một lượng nhỏ được chuyển đổi thành omega 3 chuỗi dài (EPA và DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
Những người không ăn nhiều cá, có thể bổ sung Omega-3 từ các nguồn tự nhiên như tảo. Cá béo là nguồn cung cấp axit béo Omega 3 quan trọng và mọi người nên ăn ít nhất một bữa cá mỗi tuần.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và ngủ đủ giấc mỗi đêm. Một số loại trí nhớ có thể được cải thiện khi cơ thể quen với chu kỳ sinh học sau khoảng thời gian có giấc ngủ tốt. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng để tăng sự lưu thông máu lên não bộ và phòng ngừa nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Khi nói đến vitamin, những loại vitamin nhóm B rất cần thiết cho quá trình suy nghĩ lành mạnh, đặc biệt là B1, B3, B6, B12 và axit folic. Magiê cũng góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần.
Triệu chứng 4: Đau nhức cơ khớp
Điều quan trọng là bạn vận động nhẹ nhàng, vừa sức ngay cả khi cơ thể đang uể oải, mệt mỏi và cảm thấy cơ khớp đau cứng. Có thể kết hợp vừa thư giãn vừa vận động như đi dạo bộ, tập thở sâu chậm để nhịp tim duy trì ở mức độ thấp, bơi lội cũng có thể giúp thả lỏng toàn thân.
Vận động trị liệu bằng cách ngồi yên tĩnh và tập trung hơi thở như tập yoga và pilates cũng giúp cơ thể tràn đầy sinh lực và giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Thường xuyên thay đổi các hình thức vận động để các nhóm cơ khác nhau không hoạt động quá ba lần một tuần, dành thời gian cho cơ phục hồi khỏe mạnh và cũng là cách tạo thêm động lực tập luyện.
Theo NHS, ngay cả khi không muốn đứng dậy rời khỏi ghế, hãy cố gắng thực hiện một vài động tác ở tư thế ngồi như kéo giãn và thả lỏng các cơ khớp. Các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho các chức năng hoạt động bình thường bao gồm canxi, magiê, kali và vitamin D.
Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa, được kiểm tra và đánh giá sức khỏe toàn diện nếu các triệu chứng phổ biến Covid diễn ra dai dẳng không cải thiện sau khoảng 4 tuần, đặc biệt là sau hồi phục Covid.
Bệnh viện An Sinh tiếp nhận khám hậu Covid từ 7:00 – 17:00, thứ hai đến thứ bảy. Bạn vui lòng đến đăng ký trực tiếp tại quầy Lễ tân mà không cần đặt hẹn trước. Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn đăng ký thông tin và vào phòng khám gặp bác sĩ khám và tư vấn.
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn