Lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như thế nào?
Chúng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể từ đầu đến bàn chân. Hầu hết mọi cơ quan bên trong cơ thể đều có thể bị tác động bởi lo lắng. Nguyên nhân chính là do cơ thể giải phóng hormone căng thẳng quá mức. Nhưng tại sao điều đó lại xảy ra?
Tất cả các tác động vật lý của lo lắng đều liên quan đến phản ứng bảo vệ hoặc chống lại các tác nhân gây nguy hiểm đối với cơ thể. Khi một người trải qua sự lo lắng, về cơ bản đó là do hệ thống rào chắn phòng vệ được kích hoạt, theo ý kiến của bác sĩ tâm lý lâm sàng.
Trong một số tình huống điển hình, điều đó giúp một người sống sót sau một tình huống nguy hiểm bằng cách thoát khỏi mối đe dọa hoặc chống lại nó. Điều này có ý nghĩa từ một quan điểm tiến hóa: Nếu như trước đây, những người sống trong hang động, mối đe dọa của họ đến từ dấu vết của một con sư tử đang tìm kiếm và muốn ăn thịt con mồi. Vì vậy, sự lo lắng ở mức tối đa là 100%.
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng thì nỗi sợ và lo lắng ấy chính là mối đe dọa, thúc đẩy hệ thống thần kinh giao cảm, hệ thống kiểm soát các quá trình không tự chủ như nhịp thở và nhịp tim hoạt động mạnh hơn bình thường. Theo Mayo Clinic, khi điều đó xảy ra, tuyến thượng thận sẽ bắt đầu tiết ra các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline. Và chính những hormone đó kích hoạt hiệu ứng domino cho hàng loạt các triệu chứng rối loạn lo âu có liên quan đến thể chất.
Những triệu chứng này thường giảm dần hoặc tự biến mất khi mối đe dọa gây lo lắng qua đi. Nhưng nếu bạn đang phải đối mặt với những suy nghĩ gây căng thẳng hoặc lo lắng dường như liên tục mỗi ngày, bạn có thể sẽ trải qua các tác động thể chất mạn tính và thậm chí đối mặt với nguy cơ cao các vấn đề sức khỏe nhất định, bao gồm tăng nguy cơ mệt mỏi mạn tính, đau tim, đột quỵ và các bệnh lý nghiêm trọng khác…, theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA).
Những triệu chứng thể chất nào được gây ra bởi sự lo lắng?
1. Nhịp tim đập nhanh
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), nhịp tim đập nhanh đột ngột gấp đôi hoặc gấp ba lần bình thường trong cùng thời gian là dấu hiệu kinh điển của hội chứng rối loạn lo âu. Bạn có biết hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát nhịp tim như thế nào không? Nghiên cứu khoa học cho thấy khi bạn đối mặt với một điều gì đó gây căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tiết ra các hormone như adrenaline (còn được gọi là epinephrine), các thụ thể trong tim sẽ phản ứng bằng cách đẩy nhịp tim lên mức cao hơn. Điều đó có thể hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp thực sự. Theo lý thuyết, nhịp tim nhanh hơn cho phép cơ thể bơm nhiều máu hơn đến các cơ lớn khi xuất hiện cảm giác muốn chạy trốn hoặc chống lại mối nguy hiểm. Nếu đang phải đối mặt với sự lo lắng, trái tim có thể bị loạn nhịp, làm tăng cảm giác lo lắng hơn, dẫn đến một vòng luẩn quẩn.
2. Hụt hơi
Oxy được lưu thông trong cơ thể thông qua các mạch máu. Khi nhịp tim tăng tốc, nhịp thở có thể tăng lên để cung cấp oxy cho cơ thể, hỗ trợ quá trình lưu thông máu được hoạt động nhịp nhàng.
Điều đó có thể thực sự hữu ích nếu cần vượt qua một mối đe dọa thực sự. Thở quá nhanh còn có thể dẫn đến tăng lượng thông khí hoặc thở dồn dập sẽ gây ra cảm giác khó thở. Chúng có thể làm tăng các triệu chứng về thể chất vì làm đảo lộn sự cân bằng của oxy và carbon dioxide trong cơ thể.
Lý do tại sao chúng ta thường nói đến việc thở đúng cách, thở bằng bụng hoặc thở bằng cơ hoành. Đây là một kỹ thuật tiếp đất cơ bản, thở càng sâu chậm bằng cách sử dụng cơ hoành (cơ chính liên quan đến dòng thở nằm bên dưới phổi). Nghiên cứu cho thấy nó có tác động tích cực đối với căng thẳng sinh lý và tâm lý. Bạn thở nhanh đến mức nào, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được lượng oxy cần thiết đến mức đó.
3. Kiệt sức
Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), cảm giác mệt mỏi hoặc kiệt sức là triệu chứng rối loạn lo âu thể chất rất đáng lưu ý. Đối với những người mới mắc phải hội chứng này, sự gia tăng kích thích của hormone lo lắng và căng thẳng có thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ, điều này dễ dẫn đến kiệt sức nghiêm trọng. Có một yếu tố khác dẫn đến mệt mỏi có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ phức tạp giữa giấc ngủ và sự lo lắng, khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác có thể thường xuyên hoặc gián đoạn.
4. Khó ngủ
Nếu khó ngủ hoặc thường thức giấc vào ban đêm hoặc không thể chợp mắt thì lo lắng chính là thủ phạm. Mức độ tăng cao của các hormone như cortisol và adrenaline khiến một người khó đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon. Vì cơ thể luôn trong trạng thái lâng lâng không thể nghỉ ngơi hoặc thư giãn thực sự. Đầu óc liên tục suy nghĩ đi kèm với lo lắng cũng không phải là công thức cho một giấc ngủ ngon.
Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn, trở thành một vòng luẩn quẩn xoay quanh lo lắng và suy nghĩ không ngừng. Việc cố gắng ngủ đủ giấc và uống cà phê giúp cơ thể tỉnh táo vào ngày hôm sau có thể khiến tình trạng lo lắng trở nên trầm trọng, thậm chí mất ngủ, theo Cleveland Clinic giải thích.
5. Căng cơ, đau nhức xương khớp
Theo APA, cơ bắp căng lên là do một phần của phản ứng căng thẳng. Các bộ phận của cơ thể bị căng cứng trong một thời gian dài có thể gây căng thăng và gây đau cho hệ cơ xương khớp. Nhiều bệnh nhân cho biết họ bị đau căng ở vùng cổ, lưng hoặc vai khi họ lo lắng. Một số ít trường hợp còn cảm thấy căng cơ đầu và đau đầu khi nghiến chặt hai hàm răng. Đau đầu do áp lực công việc và chứng đau nửa đầu hay đau toàn thân cũng thường gặp ở người mắc phải hội chứng rối loạn lo âu.
6. Khó chịu ở dạ dày
Khi lo lắng ập đến, những người bị lo lắng có thể cảm thấy đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy hoặc các loại rối loạn tiêu hóa khác. Theo APA, buồn nôn và đầy hơi cũng trở thành dấu hiệu thể chất phổ biến của sự lo lắng.
Tất cả những khó chịu xuất hiện trong bụng theo các chuyên gia y khoa gọi là trục não ruột, một hệ thống truyền thông tin liên lạc giữa não bộ và hệ thống thần kinh ruột, có trách nhiệm chi phối quá trình tiêu hóa. Mối liên hệ này có thể giải thích lý do tại sao căng thẳng có thể dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra còn có một thực tế khác gây ra từ thói quen lối sống, chẳng hạn như ăn những thực phẩm không quen thuộc hoặc không tập thể dục thường xuyên, cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
7. Buồn nôn
Lo lắng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Không có gì ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy buồn nôn mỗi khi lo lắng. Đây là một triệu chứng thể chất phổ biến khác của hội chứng rối loạn lo âu. Thực tế, một nghiên cứu kéo dài một năm được công bố trên tạp chí General Hospital Psychiatry cho thấy những người thường xuyên được báo cáo có các triệu chứng buồn nôn có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao hơn gấp ba lần so với những người bình thường.
8. Đánh trống ngực
Bạn còn nhớ nhịp tim đập nhanh đã được nói đến ở không? Trong một số trường hợp, nó có thể trở nên dữ dội đến mức cảm nhận được tim đang đập loạn nhịp hoặc dồn lên trên cả cổ họng. Cảm giác đánh trống ngực ngày được hiểu là do lo lắng quá mức nhưng nhịp tim cần được theo dõi. Nhịp tim đập quá nhanh cũng là điều đáng lo sợ. Chúng thường không nguy hiểm và sẽ trở lại bình thường khi cảm thấy bình tĩnh hơn.
9. Hồi hộp đổ mồ hôi
Nếu đang phải vật lộn với sự lo lắng, những suy nghĩ này khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách đổ mồ hôi, thậm chí là mồ hôi tuôn ra như tắm nếu tình trạng tồi tệ hơn. Lòng bàn tay cũng đổ mồ hôi khi cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Điều này có thể hiểu đổ mồ hôi cũng là một trong những triệu chứng thể chất phổ biến của hội chứng rối loạn lo âu.
Khi hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt, nó sẽ kích hoạt đến các tuyến mồ hôi ở khắp cơ thể. Và khi mồ hôi bắt đầu tuôn chảy và trộn lẫn với các vi khuẩn đang bám trên bề mặt da, có thể nhận thấy khi mùi cơ thể tăng lên.
10. Giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn
Lo lắng có khả năng kỳ lạ đến mức khiến một người mất hoàn toàn hứng thú với việc ăn uống hoặc tăng cơn thèm ăn một cách vô độ. Theo các chuyên gia y khoa của Trường Y Harvard, các nội tiết tố như adrenaline có xu hướng ngăn chặn sự thèm ăn khi phản ứng lại với tình trạng lo lắng dữ dội. Bởi cảm giác bồn chồn như có ai đó thúc đẩy sau lưng cũng làm bạn không cảm thấy thoải mái dừng lại để ăn một bữa nhẹ. Cảm giác sợ hãi này không khác gì như sắp bị hổ vồ.
Nhưng nội tiết tố được sinh ra ra từ cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng mạn tính như cortisol thực sự có thể khiến một người cảm thấy ưa thích với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và bột đường hơn. Nói một cách khác theo lý giải của khoa học, khi lo lắng thì sô cô la bạc hà có vẻ hấp dẫn hơn tất thẩy.
11. Run rẩy
Cơ thể có thể xuất hiện hiện tượng run lên vì sợ hãi trước một sự kiện lớn. Đó là cách tự nhiên cơ thể phản ứng lại trước áp lực đó. Hóa ra, không cần một tác nhân bên ngoài như thuyết trình trước đám đông hay đứng trước một cuộc họp quan trọng để bắt đầu cảm nhận được sự run rẩy và hồi hộp. Theo NIMH, triệu chứng run rẩy có thể là tác dụng phụ của sự gia tăng hormone gây ra bởi lo lắng.
12. Dễ bị giật mình
Cố gắng suy đoán hoặc suy diễn về các mối đe dọa không xác định là một đặc điểm phổ biến của lo lắng. Theo nghiên cứu khoa học, tình trạng căng thẳng liên tục có liên quan đến việc gia tăng “phản ứng giật mình”, đó là lý do tại sao một người hiện tượng giật nẩy người nếu có ai đó bất ngờ vỗ vào vai trong khi đầu óc đang suy nghĩ về một điều gì đó.
13. Đau thắt cổ họng
Đó có thể là cảm giác nghẹn, ngưng lại trong cổ họng và không thể nuốt. Điều này là hoàn toàn bình thường, một số người sẽ cảm thấy đau thắt cổ họng, thậm chí giống như có thứ gì đó mắc kẹt lại trong cổ họng. Đây được gọi là cảm giác globus (vùng cổ họng bị nghẹn). Mặc dù lý do chính xác tại sao điều này xảy ra vẫn chưa rõ ràng nhưng chắc chắn đó có thể là do lo lắng khiến tình trạng này ngày trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí toàn bộ cơ thể cảm thấy không có đủ không khí để hít thở.
14. Các vấn đề về hệ thống miễn dịch
Nghiên cứu khoa học cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa căng thẳng mạn tính và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo Mayo Clinic, các trường hợp rối loạn lo âu mạn tính không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch dẫn đến hoạt động không hiệu quả khi phản ứng lại căng thẳng trong thời gian dài. Điều này có thể khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý như cảm lạnh thông thường. Mặc dù có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tiến trình này, chẳng hạn như mức độ phản ứng mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch nói chung và ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay.
15. Kinh nguyệt không đều
Theo APA, lo lắng còn có khả năng làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh hoặc mất kinh, làm tăng cảm giác đau của các triệu chứng PMS. Thực sự, đó chỉ là một loại hormone. Theo Cleveland Clinic, cortisol thực sự có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng các hormone kích thích rụng trứng như estrogen và progesterone, khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thay thế việc tham khám và tư vấn chuyên môn