Sau thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, chắc hẳn là bạn ít nhiều cũng đã biết những điều nên và không nên làm nếu bạn hoặc người thân trong gia đình không may bị nhiễm ở mức độ nhẹ: chủ động cách ly, theo dõi sát các triệu chứng và đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và đánh giá sức khỏe nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Trong đó chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trò quan trọng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ hậu Covid-19.
Nghiên cứu khoa học về cách thức các loại thực phẩm có thể tác động đến sự phục hồi của cơ thể sau khỏi Covid-19 vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Hầu hết mọi người đều biết, một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bạn có thể biết thêm nhiều thông tin thú vị cho câu trả lời “Những loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày khi mắc Covid-19 là gì?”
Chế độ ăn uống và Covid-19
Thực phẩm không thể loại bỏ Covid-19 ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Vì không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn uống đối với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp giảm thời gian tồn tại của Covid trong cơ thể. Nhưng một số loại thực phẩm, cụ thể là các thành phần dinh dưỡng có trong chúng, dường như giúp cơ thể phản ứng hiệu quả mạnh mẽ để chống lại virus SARS-CoV-2.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch. Một đánh giá phân tích tổng hợp năm 2017 được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy bổ sung vitamin D, đặc biệt là ở những người bị thiếu hụt, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin C, vitamin B6 và vitamin E, và một số nhóm chất khác, cũng có tác động đến sức khỏe miễn dịch tốt hơn. Một số vi chất đa lượng như chất xơ và protein, cũng có liên quan đến khả năng miễn dịch mạnh hơn.
Thực phẩm lên men cũng đóng một vai trò nhất định đối với sức khỏe miễn dịch. Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Cell, sự đa dạng của hệ vi sinh khi sử dụng thực phẩm lên men có khả năng tác động tích cực đến phản ứng miễn dịch.
Điều đó nói lên rằng, phần lớn các nghiên cứu xoay quanh chế độ ăn uống và khả năng miễn dịch đều dựa vào thói quen ăn uống được thiết lập trước khi mắc Covid-19. Nói cách khác, hệ thống miễn dịch không thể đạt được trạng thái tốt nhất trong một sớm một chiều mà cần có thời gian.
Đối với nhiều người, ăn uống bổ dưỡng trong thời gian mắc Covid-19 có nghĩa là tăng cường thật nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các loại thực phẩm nên được thêm vào thực đơn hàng ngày nếu bạn hoặc một ai đó trong gia đình bị Covid-19.
Trái cây và rau xanh
Ăn nhiều trái cây và rau củ quả là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe tổng thể và đáp ứng khả năng miễn dịch tốt nhất. Trái cây và rau xanh chứa nhiều vi chất dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch như vitamin A, C, D và kẽm thường có trong trái cây có múi, cà chua, quả mọng, kiwi, cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, ớt chuông, nấm.
Những loại thực phẩm này không chỉ cung cấp các vi chất dinh dưỡng quan trọng mà nhiều loại trong số chúng còn cung cấp một lượng carbohydrate phức hợp. Những chất này có thể duy trì mức năng lượng ổn định trong suốt một ngày, điều này có thể có lợi cho sức khỏe khi phải đối diện với sự mệt mỏi do Covid-19 gây ra.
Trái cây tươi không hiệu quả trong việc giảm nhẹ các triệu chứng đau hoặc ngứa cổ họng, bạn có thể thay đổi cách chế biến bằng cách xay sinh tố hoặc dùng những món ấm nóng như súp hoặc cháo loãng cũng là một cách tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa dễ chịu và nhẹ bụng.
Thực phẩm toàn phần
Chất xơ prebiotic có trong ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn vi khuẩn lành mạnh trong hệ tiêu hóa. Hệ vi sinh vật phát triển mạnh có thể hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, có thể là do vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa giúp giảm viêm.
Nếu dấu hiệu Covid-19 chưa ổn định, bột yến mạch và lúa mạch là lựa chọn mới. Cả hai loại đều chứa một loại chất xơ gọi là beta-glucan, được biết đến với đặc tính chống viêm và nhiễm trùng. Vì cả hai đều có kết cấu mịn tự nhiên, chúng sẽ làm dịu tình trạng ngứa cổ họng. Các loại ngũ cốc giàu chất xơ, bổ sung các dưỡng chất khác bao gồm mì ống làm từ lúa mì, bánh mì nguyên cám và gạo lứt.
Protein
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, trong số ba nguồn dinh dưỡng đa lượng gồm protein, chất béo và carbs. Protein được biết đến với khả năng tạo cơ và tái tạo các mô mới. Chúng cũng đóng vai trò là xương sống của tất cả các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào miễn dịch.
Nguồn protein cũng chứa vi chất dinh dưỡng. Thịt bò giúp tăng khả năng miễn dịch vì có khoáng chất kẽm, tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, sản xuất protein và chữa lành vết thương.
Tất nhiên không chỉ có thịt bò mới sở hữu nguồn protein và kẽm. Thịt lợn, thịt cừu và thịt gà đều chứa một lượng lớn cả hai dưỡng chất này. Để có một bữa ăn nhẹ nhàng mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu nạp thêm năng lượng thì món thịt hầm là một lựa chọn cần cân nhắc.
Các loại thực vật cũng cung cấp lượng protein lành mạnh bao gồm đậu, đậu lăng và đậu phụ. Tất cả đều có nguồn chất xơ dồi dào. Một số phản ứng phụ có thể gặp ở một số người bị dị ứng với các loại đậu, chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, làm trầm trọng thêm chứng đầy hơi và tiêu chảy.
Thực phẩm bơ sữa
Có thể bạn đã từng nghe, sữa kích thích tạo nhiều đờm hơn nên tránh dùng khi bị ốm. Các chuyên gia khuyên rằng nên dùng loại thực phẩm ngay cả khi mắc Covid-19. Sữa chua là một trong những loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch vì có chứa các vi sinh vật hoạt động như men vi sinh. Một số chủng lợi khuẩn có liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sữa chua và thực phẩm có nguồn gốc từ sữa chua như sinh tố và sữa lắc thường có hương vị nhẹ nhàng và thanh mát, có khả năng dung nạp tốt ngay cả với người bị ốm.
Nếu sữa chua không phải là món bạn ưu thích thì sữa tươi nguyên chất cũng hỗ trợ tích cực cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Một ly sữa tươi có thể cung cấp 13 chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin A và D, protein, selen và kẽm, tất cả đều quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch.
Các loại thức uống khác
Nếu dấu hiệu mắc Covid-19 là sốt hoặc tiêu chảy, cơ thể dễ bị mất nước hơn. Mất nước khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Khi bị sốt, dấu hiệu này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như kiệt sức và đau đầu. Hãy chuẩn bị sẵn một chai nước bên cạnh và uống nước thường xuyên hơn.
Có lựa chọn nào khác cho người không thích nước tinh khiết không? Mặc dù nước tinh khiết rất tốt để duy trì hydrat hóa nhưng đôi khi các chất điện giải cũng sẽ tự mất đi. Có thể bổ sung bằng các loại nước có tăng cường chất điện giải hoặc thêm bột điện giải vào ly nước uống. Trà ấm với một chút mật ong luôn có tác dụng làm dịu cơn ho và đau họng. Hoặc cũng có thể uống nước ấm nếu không thích các loại nước có chất tạo ngọt nhưng vẫn cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết.
Các loại thực phẩm cần tránh
Nói chung, thực phẩm chế biến sẵn luôn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên, nước ngọt… sẽ thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, khiến cơ thể khó chống chọi lại bệnh tật. Để cơ thể mau chóng hồi phục, tốt nhất nên hạn chế hoặc loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi danh sách chế độ ăn uống lành mạnh.
Lạm dụng bia rượu có thể gây tổn hại hệ miễn dịch. Cơ thể không đủ sức chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm bên ngoài. Ngoài ra, rượu bia có thể kích hoạt tình trạng viêm trong đường ruột và tác động tiêu cực đến các vi khuẩn có lợi sống trong nó để giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.
Ăn uống gì khi bị mất khứu giác và vị giác
Mất khứu giác và vị giác là hai trong những dấu hiệu phổ biến ở người mắc Covid-19. Đó có thể là một rào cản khiến bạn ăn uống không có cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn, thậm chí là bỏ bữa. Trong trường hợp này, bạn vẫn cần ăn uống đầy đủ để cơ thể mau chóng hồi phục.
Khi mất khứu giác và vị giác, thức ăn không còn trở nên hấp dẫn. Vì thế, bạn nên ăn bất cứ món gì bạn thích. Sự gợi nhớ về mùi vị trước đây có thể là một giải pháp tốt để khôi phục chức năng này.
Không có loại thực phẩm hoặc thực đơn nào là hoàn hảo tuyệt đối giúp cơ thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 hoàn toàn để cơ thể mau chóng hồi phục, trở lại trạng thái như bình thường trước đây. Vì điều này còn tùy thuộc vào tình trạng triệu chứng nhiều hay ít, mức độ nặng hay nhẹ, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đáp ứng tốt miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn ăn uống bình thường, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có thể giữ mức năng lượng ở tầng cao và củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm trong tương lai.
Tình trạng hậu Covid (hội chứng Covid kéo dài) đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Thực tế, số liệu thống kê cho thấy đã có hơn 200 người đang phải đối diện với tình trạng hậu Covid-19. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chức năng phổi, hệ thống tim mạch, các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Chúng còn có thể tiếp tục phát triển nghiêm trọng và thậm chí không thể phục hồi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Nếu có dấu hiệu nghi nhiễm, có hoặc không có các triệu chứng phổ biến rõ ràng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đánh giá sức khỏe thực tế. Thời gian phù hợp nên đi khám sau khỏi Covid-19 khoảng 2 tuần với người có bệnh lý nền và khoảng từ 4 đến 6 tuần với người không có bệnh lý nền trước đó.
Tại Bệnh viện An Sinh, bạn sẽ được khám và tư vấn sức khỏe hậu Covid-19 với bác sĩ chuyên khoa. Thời gian làm việc từ 7:00 – 17:00, thứ Hai đến thứ Bảy.
Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo: Health)
Thông tin tham khảo không thay thế việc tư vấn và thăm khám chuyên môn