HPV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Ước tính khoảng 80% người đã quan hệ tình dục bị HPV ít nhất một lần trong cuộc đời. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng tỷ lệ phần trăm lên đến 13 triệu ca nhiễm HPV mới mỗi năm chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ.
HPV là gì?
HPV là từ viết tắt của human papillomavirus. Một loại virus lây truyền phổ biến qua đường tình dục, ngoài ra còn có một số loại virus khác. Dù là nam hay nữ, nếu bạn đã từng được chẩn đoán bị HPV, bạn có thể sẽ phải trải qua nỗi sợ hãi và có cảm giác như bị cô lập... nhưng HPV có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm.
Thực tế trên thế giới, HPV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Ước tính khoảng 80% người đã quan hệ tình dục bị HPV ít nhất một lần trong cuộc đời. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng tỷ lệ phần trăm lên đến 13 triệu ca nhiễm HPV mới mỗi năm chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 9 trong số 10 trường hợp bị nhiễm HPV không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia y khoa cảnh báo 10% trường hợp bị nhiễm trùng kéo dài dai dẳng với các chủng virus nguy cơ cao rất đáng lo ngại. Trong vòng 10 đến 20 năm hoặc thậm chí lâu hơn, các chủng HPV này có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau. Cụ thể, ung thư cổ tử cung có mối liên hệ mật thiết với HPV. Theo khuyến cáo, dựa vào tiêu chuẩn đánh giá xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap’s smear) hàng năm ở Hoa Kỳ đã khiến tỷ lệ chẩn đoán ung thư cổ tử cung giảm 50% kể từ những năm 1970.
HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung như thế nào?
Ngoài việc khám sức khỏe và thực hiện xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán mắc một trong những chủng nguy cơ cao. Không có cách nào khác để biết chính xác một người sẽ phát triển ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe khác do HPV. Nghiên cứu khoa học cho thấy các yếu tố nhất định có thể khiến cơ thể của bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc loại bỏ các bệnh nhiễm trùng, như HPV.
Một bác sĩ sản phụ khoa cho biết bất kỳ tình trạng nào ngăn cản hoặc làm suy yếu hệ thống miễn dịch có thể khiến một người khó chống chọi với loại virus này hơn. Điều này có thể bao gồm HIV, lupus, một dạng ung thư hoặc một vấn đề sức khỏe khác.
Lựa chọn lối sống rất quan trọng. Điều này được giải thích về tầm quan trọng của việc giữ cho hệ thống miễn dịch của một người luôn ở trong trạng thái tuyệt vời bằng cách tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc. Thật thú vị, bỏ hoặc không hút thuốc lá giúp loại bỏ được loại virus HPV này nhanh hơn. Hơn nữa, một nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư Châu Âu đã xác định hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với ung thư cổ tử cung và nguy cơ phát triển HPV thành ung thư cổ tử cung giảm khi một người bỏ thói quen hút thuốc lá.
Một thủ phạm tiềm năng khác cho sự hiện diện và tồn tại của HPV ở phụ nữ là gì? Một nghiên cứu trị liệu tâm lý của Thụy Sĩ năm 2021 được công bố trên BMC Cancer được đánh giá ngang hàng cho thấy căng thẳng mạn tính có thể đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh ung thư liên quan đến HPV.
Căng thẳng mạn tính là gì?
Tất cả chúng ta đều biết những sự kiện gây căng thẳng ở mức cao là điều không thể tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Cho dù bạn phải đối mặt với mất việc đột ngột, những cuộc chia tay, chạy đua với thời hạn công việc, người thân qua đời hay bất cứ điều gì khác. Trong những trường hợp này, phản ứng căng thẳng có sẵn của cơ thể thực sự có thể có lợi cho sức khỏe của bạn. Căng thẳng là điều cần thiết trong cuộc sống giúp chúng ta giải phóng adrenaline, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận. Chúng ta như được tiếp thêm động lực để tiến lên phía trước, bắt tay thực hiện và hoàn thành các mục tiêu dự án và thậm chí cải thiện năng suất hiệu quả hơn.
Mặt khác, sự tích tụ căng thẳng dai dẳng dường như mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Những căng thẳng trong cuộc sống hiện đại cũng gây ra hậu quả tương tự như cuộc sống trước đây. Mặc dù họ phải đối mặt với nhiều thách thức, nỗi sợ hãi và thất vọng khác nhau.
Dưới đây là một lời giải thích khái quát về mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đến não bộ. Vỏ não trước thiên về lý trí, có thể phân biệt sự khác nhau giữa mối đe dọa về thể chất và tinh thần. Các hạch hạnh nhân thì không đảm nhiệm phần cảm xúc của não bộ kích hoạt phản ứng “chiến đấu”, “bỏ chạy” hoặc “đóng băng”.
Nói cách khác, khi bạn trải qua một chu kỳ lo lắng hoặc sang chấn tâm lý liên tục, các cảm biến phát ra tín hiệu về mối đe dọa ban đầu của bạn có thể bị mắc kẹt khi chạy quá tốc độ. Kết quả là bạn có thể bị vướng mắc vào một chu kỳ căng thẳng mạn tính.
Căng thẳng mạn tính có mối liên hệ như thế nào đến HPV?
Khi một phản ứng căng thẳng xảy ra, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra loại hormone được gọi là cortisol. Cortisol có tác dụng quản lý lượng đường trong máu, cung cấp năng lượng thích hợp mà cơ thể bạn cần để đối phó với tình trạng căng thẳng cho đến khi mối đe dọa đó qua đi.
Khi điều này xảy ra, cortisol cũng ngăn chặn các quá trình sinh lý khác bao gồm chức năng sinh sản, tiêu hóa và miễn dịch, nhiều hay ít không cần thiết trong phản ứng tình huống “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”. Các chức năng này sẽ trở lại bình thường khi chúng ta đạt trạng thái đến mức độ an toàn và nồng độ cortisol giảm xuống. Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta thường xuyên đối mặt với lo lắng là điều không thể tránh khỏi nhưng nhiều người vẫn có thể chung sống hòa bình với những tác nhân gây căng thẳng thường xuyên.
Bệnh viện An Sinh (Nguồn tham khảo The Healthy)
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa