Sa sút trí tuệ là một bệnh lý suy nhược ngày càng phổ biến. Tại Hoa Kỳ, hội chứng sa sút trí tuệ dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Đó là kết quả của việc dân số già đi, đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý suy nhược ngày càng phổ biến. Tại Hoa Kỳ, hội chứng sa sút trí tuệ dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Đó là kết quả của việc dân số già đi, đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra chứng sa sút trí tuệ. Nhưng hội chứng này có thể được kiểm soát để làm giảm nguy cơ đó. Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng phẫu thuật đục thể thủy tinh thể giúp giảm 30% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Hãy đọc để tìm hiểu thêm thông tin để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn tốt hơn.
Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm bệnh lý liên quan đến rối loạn chức năng não bộ như những thay đổi về trí nhớ, tư duy, tính cách và khả năng phán đoán. Sa sút trí tuệ đang có xu hướng ngày càng tăng, hiện không có cách điều trị. Mặc dù trong một số trường hợp, sự tiến triển của sa sút trí tuệ có thể bị chậm lại. Chúng có thể cản trở khả năng hoạt động và làm giảm chất lượng cuộc sống của một người. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 6,2 triệu người Mỹ.
2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể giúp giảm 30% nguy cơ mắc sa sút trí tuệ
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa JAMA, những người lớn tuổi được phẫu thuật đục thủy tinh thể ít có nguy cơ mắc hội chứng sa sút trí tuệ hơn, bao gồm cả bệnh Alzheimer, thấp hơn gần 30% so với những người bị đục thủy tinh thể mà không được điều trị.
Đục thủy tinh thể là một vùng đục phát triển khi các protein tích tụ trong thủy tinh thể của mắt, cản trở tầm nhìn. Trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể, thủy tinh thể bị bệnh sẽ được lấy ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Để đưa ra kết luận cho tình trạng này, các nhà nghiên cứu khoa học đã xem xét hơn 3.000 người trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên không bị sa sút trí tuệ khi nghiên cứu bắt đầu. Họ đã được theo dõi trong khoảng một thập kỷ sau khi họ quyết định chọn phẫu thuật hay không.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng các vấn đề về thị lực trước đây đã được xác định là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng sa sút trí tuệ.
3. Thị lực có thể góp phần vào chứng sa sút trí tuệ như thế nào?
Một số nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng suy giảm thị lực có liên quan đến việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là bởi vì một người gặp khó khăn trong việc nhìn thấy ít có khả năng giữ tâm trí hoạt động bằng cách đọc, xem phim và TV, chơi trò chơi và giao tiếp với người khác.
Các nhà khoa học cho biết, phục hồi thị lực thông qua phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ. Họ cho biết: " Với mức độ cải thiện đáng kể từ việc phẫu thuật đục thủy tinh thể có liên quan đến giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và tác động tích cực của việc điều trị này có thể kéo dài hơn 10 năm, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho cá nhân và gia đình của là điều đáng để chúng ta quan tâm.”
Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt về nguy cơ sa sút trí tuệ giữa những người đã hoặc không phẫu thuật tăng nhãn áp, không thể phục hồi thị lực. Bệnh tăng nhãn áp tấn công dây thần kinh thị giác, trong khi đục thủy tinh thể liên quan đến các ống kính trong mắt.
4. Tìm kiếm nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra có mối liên hệ chặt chẽ giữa các vấn đề về thị lực và chứng sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên tạp chí Scientific Reports đã phân tích dữ liệu hồ sơ khám sức khỏe của hơn 6 triệu người và phát hiện ra rằng những người bị suy giảm thị lực nặng có nguy cơ cao bị sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ do mạch máu sau khi cải thiện các yếu tố nguy cơ có liên quan đến sức khỏe. Tình trạng sa sút trí tuệ tăng lên đáng kể khi thị lực kém đi.
Và một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái cho thấy những người lớn tuổi bắt đầu mất cả thị lực và thính giác có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp đôi so với những người chỉ bị một hoặc không bị suy giảm chức năng thị giác và thính giác.
5. Các triệu chứng khác của chứng sa sút trí tuệ
Các dấu hiệu phổ biến của chứng sa sút trí tuệ bao gồm:
- Hay quên thông tin đã học hoặc các sự kiện quan trọng gần đây.
- Gặp thử thách trong việc lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.
- Khó khăn khi hoàn thành các công việc quen thuộc.
- Có sự nhầm lẫn về thời gian hoặc địa điểm.
- Xuất hiện các vấn đề về ngôn ngữ khi nói hoặc viết.
- Gặp vấn đề về cân bằng hoặc phối hợp hoạt động.
- Dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc hoặc tính cách.
Bệnh viện An Sinh (Theo ETNT Health)
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn