Kiến thức y học

16 cách tăng khả năng sinh sản một cách tự nhiên (phần 2)

Cập nhật lúc: 4:34:52 CH - 08/01/2022

Bí quyết cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc vẫn luôn là một bí mật mà con người luôn nỗ lực hướng tới. Dường như lối sống và dinh dưỡng là 2 trong số những yếu tố quyết định để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc, đặc biệt là tăng khả năng sinh sản một cách tự nhiên.

 



 

 

9. Bổ sung thêm lượng vitamin tổng hợp

 

Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết, bạn có thể gặp phải tình trạng hiếm muộn vô sinh do rối loạn quá trình rụng trứng.

Thực tế, ước tính có khoảng 20% trường hợp hiếm muộn vô sinh do rụng trứng có thể phòng tránh được nếu bổ sung đầy đủ 3 loại vitamin tổng hợp trở lên mỗi tuần. Các vi chất dinh dưỡng có trong vitamin thực sự có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản.

Đối với phụ nữ đang mong muốn hoặc dự định mang thai, bổ sung vitamin tổng hợp có chứa folate sẽ có lợi cho sức khỏe, cũng như axit folic là một dạng vitamin tổng hợp cũng được khuyến khích sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Bác sĩ thăm khám sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp về việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin tổng hợp giúp khả năng sinh sản dễ dàng hơn. 

10. Vận động thể chất luôn là điều cần thiết

Tập thể dục hoặc vận động thể chất thường xuyên luôn mang lại nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, trong đó có tăng khả năng sinh sản. Hoạt động thể chất vừa sức có tác động tích cực đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là những người bị thừa cân béo phì.

Bí quyết điều độ chính là chìa khóa. Tập thể dục với cường độ cao thường xuyên thực sự có liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản ở một số phụ nữ.

Tập thể dục quá sức có thể làm thay đổi sự cân bằng năng lượng trong cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống sinh sản của con người. Nếu muốn tăng mức vận động lên cao hơn, hãy tăng dần dần và đảm bảo đủ sức thực hiện.

Một vài động tác yoga nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu, rất dễ thực hiện và có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. 

11. Dành thời gian thư giãn, thả lỏng cơ thể

Nếu đang cố gắng mang thai, căng thẳng có thể xuất hiện trong “thực đơn”. Khi mức độ căng thẳng tăng lên, khả năng mang thai sẽ giảm xuống. Điều này có thể là do sự thay đổi nội tiết tố xảy ra khi cơ thể trở nên căng thẳng quá mức.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thẳng và khả năng sinh sản được kết hợp với nhau đã có bằng chứng cho thấy căng thẳng có thể ngăn cản khả năng sinh sản.

Đừng ngại nếu bạn thực sự cần bác sĩ thăm khám và tư vấn chuyên khoa. Điều này có thể làm giảm mức độ lo lắng và trầm cảm, đồng thời tăng khả năng sinh sản. 

12. Cắt giảm lượng caffeine

Mối liên hệ giữa caffeine, một chất hóa học có trong cà phê, trà và các sản phẩm khác giúp tăng cường sự tỉnh táo và khả năng sinh sản không được kết luận chính xác.

Một nghiên cứu năm 1997 cho thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ hơn 500 miligram caffein mỗi ngày sẽ mất tới 9.5 tháng để mang thai.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa việc tiêu thụ caffeine và tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh.

Hãy cân nhắc việc hạn chế lượng caffein ở một hoặc hai ly cà phê mỗi ngày không chỉ an toàn cho sức khỏe cho sức khỏe tổng thể mà còn mang thai dễ dàng hơn. 

13. Hướng đến một trọng lượng khỏe mạnh

Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Thực tế cho thấy thiếu cân hoặc béo phì đều có liên quan đến tăng nguy cơ hiếm muộn vô sinh.

Điều này là do lượng chất béo tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng đến chức năng kinh nguyệt. Đặc biệt béo phì có liên quan đến việc chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng không đều, điều này cũng làm cho sự phát triển của trứng bị suy giảm.

Để tăng cơ hội mang thai, khám sức khỏe là một bước quan trọng để điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, tốt hơn cho cơ thể trong việc giảm cân nếu thừa cân và tăng cân nếu thiếu cân. 

14. Kiểm tra lượng chất sắt trong cơ thể

Đã đến lúc cần chú ý đến lượng sắt được chuyển hóa trong cơ thể tốt thế nào. Cần bổ sung nếu thiếu. Sắt có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật, có thể làm giảm nguy cơ hiếm muộn vô sinh do chu kỳ rụng trứng.

Một nghiên cứu năm 2019 kết luận rằng sắt heme (dạng sắt tự nhiên và dễ hấp thu nhất) có nguồn gốc từ động vật không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sắt không heme chỉ có một số lợi ích nhất định đối với những phụ nữ đã bị thiếu sắt.

Cần có thêm bằng chứng để xác định xem có nên khuyến nghị bổ sung sắt cho tất cả phụ nữ hay không, đặc biệt là nếu mức sắt đã đủ cho cơ thể khỏe mạnh. Nhưng phải đảm bảo lượng sắt ở mức ổn định theo bác sĩ đánh giá là tốt.

Nếu cơ thể khó hấp thụ các nguồn sắt không heme hơn, hãy thử dùng những thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thụ.

 

16 cách tăng khả năng sinh sản một cách tự nhiên (phần 1)

 

 

 Bệnh viện An Sinh

Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên khoa