Tăng huyết áp và tăng cholesterol đều là những yếu tố nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ. Khi tăng huyết áp và tăng cholesterol xuất hiện đồng thời, chúng có khả năng phá hỏng các mạch máu, làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng trong tương lai.
Tăng huyết áp và tăng cholesterol đều là những yếu tố nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ. Khi tăng huyết áp và tăng cholesterol xuất hiện đồng thời, chúng có khả năng phá hỏng các mạch máu, làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng trong tương lai. Để ngăn ngừa bệnh lý tim mạch và đột quỵ, cần phải kiểm tra thường xuyên chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol.
Nguyên nhân làm tăng cholesterol
Cholesterol là một chất béo mà cơ thể cần để tạo thành tế bào và một số loại hormone. Cholesterol được tạo ra bởi gan và dung nạp vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, hải sản, trứng và sữa.
Cholesterol không hòa tan trong máu, chúng phải được vận chuyển khắp cơ thể dưới dạng các hạt gọi là lipoprotein. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) thường được biết đến là "cholesterol xấu" vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Ngược lại, lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được xem là "cholesterol tốt" vì làm giảm nguy cơ và là hàng rào bảo vệ các tế bào.
Các yếu tố di truyền và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng cholesterol. Một số gen khác nhau cũng có liên quan đến tình trạng này. Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến cơ thể tăng cholesterol. Không hoặc ít vận động thể chất, thừa cân béo phì và nghiện hút thuốc lá cũng góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ này.
Một số bệnh lý và loại thuốc điều trị cũng có thể làm tăng cholesterol:
Nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể dẫn đến mức LDL tăng cao.
Các bệnh lý thận hoặc hội chứng suy thận cũng làm tăng mức LDL.
Một số loại thuốc bao gồm steroid, thuốc ức chế protease và thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng cholesterol.
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và tăng cholesterol
Tăng huyết áp và tăng cholesterol đều góp phần phá hỏng lớp lót bên trong thành mạch máu, được gọi là nội mô. Theo thời gian, tổn thương nội mô có thể dẫn đến hình thành các mảng cholesterol và gây viêm mạch máu trong cơ thể, được gọi là xơ vữa động mạch. Tổn thương nội mô cũng dẫn đến sự giãn nở mạch máu. Kết quả là các động mạch bị xơ cứng và thu hẹp không đáp ứng vận chuyển các tế bào máu đi khắp cơ thể.
Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa tăng huyết áp và tăng cholesterol đều làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch và đột quỵ.
Khi các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và tăng cholesterol xảy ra cùng nhau, chúng càng làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch. Điều trị tăng cholesterol hiệu quả ở người đã được điều trị tăng huyết áp cũng làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và đột quỵ. Điều này chứng tỏ điều trị ổn định tăng huyết áp và tăng cholesterol quan trọng hơn không để chúng xảy ra đồng thời.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng tăng cholesterol có liên quan và góp phần gây ra tăng huyết áp sau này. Điều quan trọng là cần được chẩn đoán và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ khác khi mắc phải một trong hai bệnh lý phổ biến này.
Quản lý tốt huyết áp và nồng độ cholesterol
Một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt có thể có tác động lớn đến sự ổn định của huyết áp và mức cholesterol. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống không đủ mà phải cần dùng đến thuốc. Một lối sống năng động có thể giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol tốt hơn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, dù chỉ là các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang bộ, xe đạp hoặc bơi lội.
Chế độ ăn uống lành mạnh mang lại nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe tổng thể
Điều quan trọng không kém sau vận động thể chất vừa sức là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên những thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch. Không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn tác động tích cực đến chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol.
Ở những người thừa cân béo phì, chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 25, dù chỉ giảm một cân nặng cũng sẽ giúp giảm cả huyết áp và cholesterol.
Khi việc thay đổi lối sống không đủ để đảm bảo giảm mức cholesterol và huyết áp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tùy theo tình trạng sức khỏe.
Statin là một loại thuốc giảm cholesterol thường được kê đơn và cực kỳ hiệu quả có thể làm giảm LDL hơn 50% . Có nhiều loại thuốc sẵn có đã được chứng minh hiệu quả và an toàn cho việc điều trị huyết áp. Bác sĩ thăm khám sẽ tư vấn cho bạn trước khi quyết định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp với thể trạng và hiệu quả với mức độ bệnh lý.
Có một điều chắc chắn là tăng cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Sự kết hợp của tăng huyết áp và tăng cholesterol khiến tăng đáng kể nguy cơ bệnh lý này. Theo dõi huyết áp và nồng độ cholesterol, duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp và cholesterol tốt hơn. Và hãy luôn ghi nhớ về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ hàng năm và theo lịch hẹn khám của bác sĩ.
Bệnh viện An Sinh (Nguồn: verywellhealth.com)
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn