Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể luôn khỏe mạnh để tận hưởng những niềm vui và sự thú vị của cuộc sống.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi một người có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp hay tăng cholesterol hoặc kết hợp cả hai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, khiến chúng trở nên nghiêm trọng.
Ngay cả khi chỉ số huyết áp hay nồng độ cholesterol có tăng nhẹ, chúng vẫn có thể tương tác với nhau, phá hỏng mạch máu và làm tổn thương chức năng tim mạch một cách nhanh chóng hơn. Nếu không được kiểm soát tốt, theo thời gian chúng sẽ tiềm ẩn cho cơn đau tim và đột quỵ, cũng như các vấn đề sức khỏe khác như suy thận và mất thị lực vĩnh viễn.
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp và tăng cholestorol, hãy xem chúng như con diều hâu. Hai yếu tố nguy cơ này luôn đi cùng nhau. Nhưng nếu bạn nhận thức được điều gì đang xảy ra, bạn có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình bạn.
Bạn đã thực sự hiểu rõ về tăng cholesterol chưa?
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị tăng cholesterol, điều đó có nghĩa là nồng độ cholesterol trong máu cao hơn mức cho phép có lợi cho sức khỏe tổng thể. Cholesterol là một loại chất béo mà cơ thể sử dụng để tạo ra một số nội tiết tố, sản xuất vitamin D và xây dựng các tế bào khỏe mạnh. Chúng ta được tạo ra một phần trong cơ thể và lấy một phần từ thực phẩm nạp vào cơ thể khi chúng ta ăn uống mỗi ngày.
Khi cơ thể tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đau tim và đột quỵ. Điều đáng lo ngại là nếu nồng độ cholesterol tăng cao, chất nhờn dư thừa sẽ bám vào thành động mạch. Theo thời gian, lượng dư thừa này có thể tạo ra lượng chất béo tích tụ, giống như bụi bẩn có thể tích tụ bên trong vòi nước.
Chất béo có thể đặc cứng lại, tạo thành một loại mảng bám cố định gây tổn thương động mạch. Khiến động mạch trở nên cứng và thu hẹp lại, làm quá trình lưu thông của máu không dễ dàng như bình thường. Điều nguy hiểm là động mạch có thể bị thu hẹp đến mức tối đa, hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu, gây ra tai biến tim mạch nghiêm trọng.
Điều gì làm cho nồng độ cholesterol tăng cao?
Bác sĩ thăm khám và điều trị sẽ dựa vào một số chỉ số đánh giá nồng độ cholesterol trong cơ thể để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn:
Cholesterol toàn phần
Khỏe mạnh
|
≤ 200 mg/dL
|
Nguy cơ
|
200 - 239 mg/dL
|
Cao
|
≥ 240 mg/dL
|
LDL cholesterol
LDL là lipoprotein tỷ trọng thấp, được biết là cholesterol "xấu", có hại cho cơ thể khi tích tụ trong động mạch.
Khỏe mạnh
|
≤ 100 mg/dL
|
Bình thường
|
100 - 129 mg/dL
|
Nguy cơ
|
130 - 159 mg/dL
|
Cao
|
160 - 189 mg/dL
|
Rất cao
|
≥ 190 mg/dL
|
HDL cholesterol
HDL là lipoprotein tỷ trọng cao, được biết là cholesterol “tốt”, có chức năng giúp loại bỏ chất béo có hại ra khỏi động mạch.
Khỏe mạnh
|
≥ 60 mg/dL
|
Bình thường
|
41 - 59 mg/dL
|
Nguy cơ
|
≤ 40 mg/dL
|
Một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng tăng cholesterol như bệnh sử gia đình, di truyền, độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, cân nặng, thói quen sinh hoạt, vận động thể chất... đều có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của nồng độ cholesterol trong máu.
Tăng cholesterol có thể gây ra tăng huyết áp không?
Nếu được bác sĩ chẩn đoán tăng cholesterol, có thể cần phải dùng thuốc điều trị để cân bằng lại nồng độ cholesterol trong máu, thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh cũng có thể giảm mức cholesterol một cách tự nhiên.
Điều quan trọng là phải theo dõi và đo huyết áp thường xuyên nếu bạn bị tăng huyết áp. Những người sống chung với tăng cholesterol cũng thường phải đối mặt với nguy cơ bệnh tăng huyết áp.
Tại sao lại như vậy? Tăng huyết áp có liên quan gì đến tăng cholesterol? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp là khi “lực đẩy của máu lên thành động mạch luôn ở mức cao hơn bình thường”.
Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng đến vòi nước tưới cây ở nhà bạn. Nếu tưới những bụi cây nhỏ, thân mềm như những bông hoa cánh mỏng, bạn chỉ cần mở vòi nước nhỏ, có áp suất thấp để lượng nước vừa đủ và không làm hỏng chúng. Còn những cây to lớn hơn, bạn cần mở vòi nước lớn hơn, tăng áp lực nước để lượng nước nhiều hơn và việc tưới cây nhanh hơn.
Bây giờ, hãy tưởng tượng đến cái vòi nước đó sau nhiều năm sử dụng, không còn được như lúc mới mua và cáu bẩn. Nó cũng bị hao mòn theo thời gian. Để nước chảy qua ở áp suất bạn mong muốn, cần phải mở vòi lớn hơn. Áp suất cao hơn giúp nước có khả năng đẩy những bụi bẩn bên trong vòi nước đi ra ngoài, bạn vẫn có thể sử dụng để tưới cây.
Quay lại vấn đề nếu bạn bị tăng huyết áp, tim và động mạch có thể sẽ trải qua tình huống tương tự. Bởi vì các động mạch bị cứng hoặc bị thu hẹp, có thể là do lượng cholesterol tích tụ quá lớn, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu cho các cơ quan quan trọng khác của cơ thể. Nó giống như cách mà trái tim bạn đang hoạt động, phải vặn vòi lớn hơn mới có đủ áp lực đẩy máu đi qua để nhận đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh viện An Sinh
Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn chuyên môn