Trong mùa đại dịch #COVID19, bất kỳ ai cũng gặp phải những nỗi lo lắng không mong muốn, đặc biệt là các cặp vợ chồng đang trong quá trình điều trị hiếm muộn và đang mang thai. Những nỗi lo ấy là điều dễ hiểu vì thực tế đại dịch #COVID19 đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe toàn cầu.
Trong mùa đại dịch #COVID19, bất kỳ ai cũng gặp phải những nỗi lo lắng không mong muốn, đặc biệt là các cặp vợ chồng đang trong quá trình điều trị hiếm muộn và đang mang thai. Những nỗi lo ấy là điều dễ hiểu vì thực tế đại dịch #COVID19 đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe toàn cầu.
Nhiễm COVID-19 hay tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị, xét nghiệm tinh dịch hay chuẩn bị mang thai không?
Hiện chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc nhiễm hay tiêm vắc-xin COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chất lượng tinh trùng, trứng hay quá trình điều trị hiếm muộn nên chưa thể trả lời chính xác cho câu hỏi này. Ngoài ra, có nhiều loại vắc-xin khác nhau nên cũng không thể khẳng định vắc-xin nào có ảnh hưởng và vắc-xin nào không.
Tiêm ngừa sau bao lâu thì có thể bắt đầu chu kỳ điều trị? Nếu đang điều trị mà phải tiêm ngừa vắc-xin COVID-19 thì nên đợi bao lâu để chuyển phôi trữ?
Hiện các nước ở Anh – Mỹ đều đã có tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai và đã có trường hợp sinh con bình thường. Tuy nhiên số ca còn ít nên vẫn chưa kết luận được gì. Có khá nhiều loại vắc-xin nên cũng không thể kết luận mức độ an toàn của tất cả các loại vắc-xin. Trong trường hợp vẫn muốn điều trị sau khi tiêm vắc-xin thì vẫn được và cột mốc thời gian đang được khuyến nghị là 1 tháng và thỏa các điều kiện sức khỏe để mang thai, tương tự các loại vắc-xin vi rút khác.
COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?
Biểu hiện triệu chứng COVID-19 giống cảm lạnh/cúm. Ngoài ra có thể ho, sốt, khó thở, đau đầu, mất cảm giác ngửi. Phụ nữ mang thai >35 tuổi kèm theo thừa cân hoặc béo phì, có bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường) tăng nguy cơ diễn tiến bệnh nặng khi nhiễm COVID-19.
COVID-19 ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Hiện chưa có bằng chứng tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19. Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có thể lây cho con trong thai kỳ hoặc khi sinh. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tới nay các em bé nhiễm COVID-19 (ngay sau sinh từ mẹ nhiễm COVID-19) đều khỏe mạnh.
Tôi đang trong 12 tuần thai đầu tiên, tôi cần chú ý điều gì?
Mặc dù trong mùa dịch COVID-19, bạn vẫn cần được chăm sóc và tư vấn về thai kỳ cẩn thận. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khi bạn đang lo lắng. Đặc biệt khi có đau bụng hoặc ra huyết âm đạo, bạn cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám. Bệnh viện luôn có sự bố trí, sàng lọc cẩn thận để khám nếu bạn trong tình trạng cấp cứu.
Bệnh viện An Sinh Đơn vị hỗ trợ sinh sản