Hàng triệu người trên thế giới không thể bắt đầu một ngày mới nếu thiếu một tách cà phê. Theo một nghiên cứu công bố gần đây, nếu điều đầu tiên bạn làm sau một đêm mất ngủ là uống một lượng caffein trước bữa ăn sáng có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường...
Hàng triệu người trên thế giới không thể bắt đầu một ngày mới nếu thiếu một ly cà phê. Theo một nghiên cứu công bố gần đây, nếu điều đầu tiên bạn làm sau một đêm mất ngủ là uống một lượng caffein trước bữa ăn sáng có thể tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường.
Trong nghiên cứu này nhấn mạnh, sau một đêm giấc ngủ bị gián đoạn không làm trầm trọng thêm phản ứng glucose/insulin trong máu khi so sánh với một đêm ngủ bình thường. Nếu điều đầu tiên bạn làm sau một đêm mất ngủ là tìm đến một tách cà phê đen đậm đặc có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo nhưng làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Thói quen này có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2.
Đây được xem là một phát hiện bất ngờ thú vị vì vô số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một giấc ngủ kém có thể gây hại thực sự đến quá trình trao đổi chất và phản ứng insulin của cơ thể. Khi những người tham gia nghiên cứu uống cà phê trước khi ăn sáng, lượng đường trong máu của họ đã tăng vọt 50%.
Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách ăn sáng trước khi uống cà phê sẽ giúp kiểm soát trao đổi chất tốt hơn. Nghiên cứu được xem là quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với sức khỏe. Vì kiến thức về những gì chúng ta đang làm đối với cơ thể còn quá ít, đặc biệt là đối với sự trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu.
Mọi người nên uống cà phê vào cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để tận dụng tối đa lợi ích của caffein. Vào thời điểm này, nồng độ hoóc môn cortisol đang ở mức thấp. Uống cà phê sẽ thực sự giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn.
Không chỉ thời điểm uống cà phê mà lượng cà phê nạp vào cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nạp quá nhiều caffeine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh, mất ngủ.
Theo khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 400 miligam caffeine một ngày. Lượng caffeine này tương đương 4 đến 5 ly cà phê. Để giấc ngủ không bị ảnh hưởng, mọi người nên tránh uống các loại thức uống có cà phê trong khoảng thời gian 6 tiếng trước khi ngủ.
Trong một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống cà phê và giảm tỷ lệ tử vong. Cà phê có tác dụng phòng ngừa nguy cơ một số bệnh:
1/ Bệnh Parkinson
2/ Bệnh đái tháo đường típ 2
3/ Bệnh gan, bao gồm cả ung thư gan
4/ Đau tim và đột quỵ
Dù có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng cà phê cũng tiềm ẩn những nguy cơ, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bạn không nên uống cà phê khi:
Caffein làm tăng hàm lượng dopamine chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tạo cảm giác hưng phấn, thói quen uống cà phê nhiều lần trong ngày hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Cà phê có thể không làm mất ngủ ở một số người nhưng làm giảm độ sâu của giấc ngủ, nhất là gây cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Vì vậy mà không nên uống cà phê sau 6 giờ chiều.
Cà phê có thể gây hồi hộp hay thậm chí gây rối loạn nhịp tim ở người bị cường tuyến giáp hay rối loạn dây truyền thần kinh giao cảm, chẳng hạn trong giai đoạn mãn kinh. Mặc dù chỉ có tính chất tạm thời, ngắn hạn và không đủ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên tim mạch.
Người không quen uống cà phê hay uống thường nhưng gặp loại có quá nhiều caffein thì tim vẫn có thể đập nhanh và tăng huyết áp, nhất là với người nghiện thuốc lá.
Những người bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị cồn cào, thậm chí đầy hơi hay ợ chua khi uống cà phê lúc bụng đói vì cà phê làm bài tiết dịch vị.
Phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn cà phê để phòng ngừa nguy cơ sinh khó vì thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn.
Phụ nữ cho con bú tuyệt đối không nên uống cà phê bởi chất caffein sẽ thông qua máu và ngấm vào sữa, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi bú sữa mẹ.
Bệnh viện An Sinh