Kiến thức y học

Các giai đoạn khám thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Cập nhật lúc: 3:07:39 CH - 11/11/2020

Trong suốt thời gian mang thai, khám thai theo định kỳ là một trong những việc quan trọng mà phụ nữ mang thai cần ưu tiên hàng đầu. Khám thai không chỉ giúp người mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

 



 

Trong suốt thời gian mang thai, khám thai theo định kỳ là một trong những việc quan trọng mà phụ nữ mang thai cần ưu tiên hàng đầu. Khám thai không chỉ giúp người mẹ chăm sóc sức khỏe thai kỳ đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

 

Sau lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của những lần kế tiếp. Thông thường, bạn được yêu cầu khám ít nhất một lần mỗi tháng trong 6 tháng đầu thai kỳ. Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần phải khám và theo dõi thường xuyên hơn. Trong suốt thai kỳ, bạn có khoảng 10 đến 15 lần khám thai.

 

Lịch khám thai có thể thay đổi tùy tình trạng sức khỏe của thai và người mẹ. Những giai đoạn khám quan trọng phụ nữ mang thai có thể tham khảo dưới đây:

 

 

3 THÁNG ĐẦU

 

 

Trễ kinh 2 tuần

  • Xác định có thai và tình trạng thai
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh

 

Xét nghiệm:

  • Đường huyết
  • HbsAg
  • Nước tiểu
  • Huyết đồ
  • Giang mai
  • Rubella
  • Nhóm máu GS-Rh
  • HIV

 

Thai từ tuần 11 đến tuần 13

  • Đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi
  • Siêu âm đo độ mờ day gáy
  • Xét nghiệm Double test tầm soát lệnh bội NST hoặc NIPS

 

 

3 THÁNG TIẾP THEO

 

Thai từ tuần 16 đến tuần 20

  • Theo dõi sự phát triển của thai
  • Siêu âm khảo sát hình thái học sớm
  • Xét nghiệm Tripple test (nếu chưa làm double test)
  • Chích ngừa vaccine VAT (mũi 1)

 

Thai từ tuần 20 đến tuần 24

  • Theo dõi sự phát triển của thai
  • Siêu âm hình thái học thai
  • Chích ngừa vaccine VAT (mũi 2)
  • Xét nghiệm nước tiểu

 

 

3 THÁNG CUỐI

 

Thai từ tuần 24 đến tuần 28

  • Theo dõi sự phát triển thai
  • Xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ

 

Thai từ tuần 28 đến tuần 32

 

  • Theo dõi sự phát triển của thai và các bất thường của người mẹ
  • Siêu âm xác định vị trí nhau bám
  • Xét nghiệm nước tiểu

 

Thai từ tuần 32 đến tuần 36

  • Theo dõi sự phát triển của thai
  • Siêu âm doppler màu
  • Xét nghiệm nước tiểu

 

Thai từ tuần 37 đến tuần 40

  • Theo dõi sức khỏe thai
  • Khám khung chậu, cổ tử cung và tiên lượng cuộc sinh
  • Đo cổ tử cung
  • Siêu âm kiểm tra nước ối
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Liên cầu khuẩn nhóm B; GBS (tuần 35 - 37)

 

Nhập viện ngay khi có dấu hiệu:

  • Đau bụng từng cơn
  • Ra máu âm đạo
  • Ra nước âm đạo
  • Thai máy yếu, máy ít

 

 

 

Bệnh viện An Sinh