Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vaccine BCG phòng lao vào
chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới.
Năm 1981, Bộ Y tế đã đưa vaccine BCG phòng lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định thì được chích ngừa vaccine BCG phòng bệnh lao trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Vaccine BCG (Bacille Calmette-Guérin) phòng lao là vaccine sống giảm độc lực. Trong vaccine BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây bệnh lao đã được làm cho suy yếu đi, không gây bệnh lao cho người khỏe mạnh mà giúp cơ thể hình thành sự bảo vệ trước căn bệnh này.
Vaccine BCG được chỉ định chích ngừa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ chích ngừa một liều duy nhất đã có thể tạo ra tác dụng bảo vệ lâu dài, đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
Nếu không được chích ngừa vaccine BCG, trẻ có thể có nguy cơ cao mắc bệnh lao, thậm chí có thể nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do hệ thống miễn dịch non yếu của trẻ không đủ khả năng tự bảo vệ cơ thể trước các loại vi khuẩn xâm nhập.
Tại Bệnh viện An Sinh, chích ngừa vaccine BCG phòng bệnh lao được thực hiện thường quy cho tất cả trẻ sơ sinh đủ điều kiện sức khỏe.
Những điều bố mẹ cần quan tâm khi đưa trẻ đi chích ngừa vaccine:
Đảm bảo trẻ có thể trạng tốt, đủ điều kiện sức khỏe để hạn chế các phản ứng phụ sau chích ngừa;
Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn uống bình thường nhưng đừng quá no;
Bố mẹ chủ động trao đổi tình trạng sức khỏe trẻ với bác sĩ;
Theo dõi trẻ ít nhất 30 phút tại bệnh viện, bác sĩ khám lại trước khi ra về;
Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà thêm 48 tiếng sau chích ngừa vaccine;
Thông báo ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường.
Những phản ứng bình thường cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch với vaccine BCG:
Trẻ bị sốt nhẹ
Sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được chích ngừa;
Có quầng đỏ và loét nhẹ ở vị trí chích ngừa
Và để lại sẹo sau chích ngừa vaccine BCG.
Chăm sóc trẻ sau khi chích ngừa vaccine BCG:
Cho trẻ bú mẹ và uống nước nhiều hơn;
Bế trẻ, quan sát và theo dõi trẻ thường xuyên;
Không chạm, đè hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vị trí chích ngừa;
Cho trẻ nằm ở những chỗ thoáng mát.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Chích ngừa vaccine là biện pháp phòng bệnh an toàn. Thông thường các phản ứng sau chích ngừa vaccine là nhẹ và tạm thời. Những phản ứng nặng rất hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
Sốt cao và kéo dài, khó đáp ứng với thuốc hạ sốt
Bỏ bú, nôn trớ, quấy khóc nhiều không dứt
Sưng ở chỗ chích ngừa và hạch sưng to hơn
Phát ban, thở nhanh, khó thở, thở rên
Mệt lả, chân tay lạnh, da tím tái, co giật, hôn mê…
Hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường khác làm bố mẹ trẻ lo lắng.
Bệnh viện An Sinh