Kiến thức y học

Giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tật

Cập nhật lúc: 10:39:43 SA - 28/07/2020

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức tiêu thụ muối và đường trung bình của mỗi người trưởng thành đều gấp 2 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... 

 



 

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mức tiêu thụ muối và đường trung bình của mỗi người trưởng thành đều gấp 2 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 

Đây cũng là nguyên nhân chính của sự gia tăng các bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, suy thận… trong những năm gần đây. Ngoài ra, ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc. Ngoài ra, ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận... ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. 

 

Theo khuyến cáo, lượng muối đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho cơ thể mỗi ngày: 

 

  • Người trưởng thành: ít hơn 5 gram;
  • Trẻ dưới một tuổi: ít hơn 1,5 gram;
  • Trẻ sơ sinh: ít hơn 0,3 gram.


Giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn nấu nướng và chế biến thức ăn. Ngoài ra còn do thói quen lựa chọn thực phẩm, thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. 

 

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Thiếu muối hay thừa muối đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bạn và gia đình bạn có thể giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày bằng những cách rất đơn giản như sau: 

 

  • Giảm dần thói quen ăn mặn trong mỗi bữa cơm gia đình hàng ngày;
  • Hạn chế tối đa lượng muối, bột canh, nước mắm… khi nấu nướng và chế biến thức ăn;
  • Nếm nhạt hoặc vừa khi nấu ăn hoặc cũng có thể nhờ người thân nếm lại;
  • Hạn chế đặt để muối tiêu, muối ớt... trên bàn ăn;
  • Đọc nhãn kiểm tra hàm lượng muối trước khi mua thực phẩm;
  • Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn;
  • Tập cho trẻ không sử dụng nhiều nước chấm trong bữa ăn;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đóng hộp, khoai tây chiên, pizza…;
  • Hạn chế các món chiên, xào... dùng kèm với nước chấm;
  • Nên sử dụng nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt...) thay vì nước mắm nguyên chất.

 

Bộ Y tế chính thức kêu gọi giảm một nửa lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày phòng chống bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận hiệu quả.

  

 

Bệnh viện An Sinh