Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nước hiện diện ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Thành phần cấu tạo của nước trong cơ thể gồm có: Não: 85%; Phổi: 83%; Xương: 31%; Gan: 86%; Da: 64%; Tim: 73%; Máu: 83%; Thận: 83%; Cơ bắp: 75%...
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Nước hiện diện ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Thành phần cấu tạo của nước trong cơ thể gồm có: Não: 85%; Phổi: 83%; Xương: 31%; Gan: 86%; Da: 64%; Tim: 73%; Máu: 83%; Thận: 83%; Cơ bắp: 75%.
Nhu cầu nước ở mỗi người thay đổi tùy theo tuổi tác, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, mức độ vận động, làm việc, thời tiết... Mỗi ngày, một cơ thể bình thường cần khoảng từ 2 đến 3 lít nước và tiêu hao khoảng 1,5 lít nước qua hơi thở, mồ hôi và đại tiểu tiện. Cơ thể giải phóng nước nhiều hơn khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể, khi làm việc và vận động cơ thể.
Bạn nên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Cảm giác khát sẽ giảm đi rất nhiều ở người cao tuổi. Khô miệng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi cơ thể thiếu nước. Thói quen uống nước vào những thời điểm nhất định giúp bạn bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Nước đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai. Thiếu nước khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Có thể dẫn tới có triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút, phù nề, kích thích dạ con dẫn tới dọa sẩy thai trong 3 tháng đầu. Nước cũng là một thành phần thiết yếu trong sữa mẹ và hỗ trợ quá trình tạo sữa.
Nước tinh khiết (nước lọc) không chứa đường, năng lượng hay bất kỳ chất nào khác nên có thể uống theo nhu cầu cơ thể mà không quá lo lắng.
Quan sát màu nước tiểu có thể nhận biết khi cơ thể thiếu nước. Nếu nước tiểu trong sáng là cơ thể đủ nước, nước tiểu sậm màu là dấu hiệu của thiếu nước.
Bệnh viện An Sinh
www.ansinh.com.vn; www.ansinh.edu.vn
www.facebook.com/benhviendakhoaansinh